"Bệnh nụ hôn" và nguy cơ ung thư vòm họng

Virus EBV có trong nước bọt là loại virus gây bệnh tăng bạch cầu, còn gọi là "bệnh nụ hôn" vì lây nhiễm qua đường nụ hôn, dùng chung muỗng...

Ung thư vòm họng là bệnh phổ biến xếp trong 10 loại ung thư thường gặp nhất. Tỷ lệ ung thư vòm họng trong vùng dịch tễ khoảng 20-50/100.000 dân. Việt Nam là một trong những nước nằm trong vùng dịch tễ này.

Chưa có một kết luận cụ thể nào về nguyên nhân gây ung thư vòm họng. Nhiều ý kiến cho rằng ung thư vòm họng có khả năng di truyền vì nhiều gia đình có đến 2-3 anh chị em cùng mắc bệnh. Các nhà khoa học tiến hành khảo sát cây phả hệ của nhiều dòng họ. Kết quả cho thấy có mối liên hệ mật thiết giữa người mắc bệnh ung thư vòm họng với những người thân trong gia đình như cha, mẹ, anh, chị em ruột hoặc con...

Những người có mối liên hệ huyết thống với người bị ung thư vòm họng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn rất nhiều so với người không có mối liên hệ huyết thống. Chính vì vậy yếu tố di truyền hay gia đình được cho là nguyên nhân gây ung thư vòm họng.

Bên cạnh đó còn nhiều yếu tố nguy cơ khác góp phần thúc đẩy sự phát triển của loại ung thư này.

Virus EBV

EBV (Eptein Barr Virus) là một loại virus gây "bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn", còn có tên gọi "bệnh nụ hôn", theo đường lây bệnh từ người này qua người khác. EBV tìm thấy nhiều trong nước bọt, do đó đường lây nhiễm qua nụ hôn, dùng chung muỗng, chung dụng cụ vệ sinh cá nhân…

Mặc dù EBV không phải là loại virus quen thuộc nhưng có tới 90% dân số trên thế giới có thể bị nhiễm EBV trong đời mà không hề biết, vì chúng không biểu hiện triệu chứng gì. Triệu chứng giống như cúm sau khi nhiễm EBV 4-6 tuần, thường ở người trẻ, nhẹ và thoáng qua. Triệu chứng như mệt mỏi, sốt, chán ăn, nổi mẩn, đau họng, đau cơ, nổi hạch cổ… thường tự hết sau 2-4 tuần. Tuy nhiên mệt mỏi có thể kéo dài vài tháng.

Một số bệnh hiếm gặp khác do EBV gây nên:

  • Viêm tai, tiêu chảy.
  • Hội chứng Guillain-Barre.
  • Ung thư: Lymphôm Burkitt và ung thư vòm họng.


Virus EBV. (Ảnh: msra).

Nhiều người cho rằng khi đã bị nhiễm EBV thì chắc chắn sau này sẽ bị ung thư vòm họng, nên phải phòng ngừa tận gốc "bệnh nụ hôn". Điều này không hẳn đúng hoàn toàn. Tỷ lệ biến chứng thành ung thư vòm họng của "bệnh nụ hôn" là rất hiếm. Hơn nữa nguyên nhân ung thư vòm họng là một tổ hợp đa dạng các yếu tố nguy cơ như yếu tố di truyền, môi trường, thói quen và tập quán ăn uống sinh hoạt… EBV có thể chỉ là một yếu tố tác động trên cơ thể chủ đã bị suy yếu trước nên mới sinh ung thư vòm họng.

Nghiên cứu của tác giả Mc Aulay cho thấy gene di truyền HLA-I có liên quan đến tỷ lệ và độ nặng của "bệnh nụ hôn". Gene HLA-I cũng là một trong các yếu tố nguy cơ của bệnh Lymphôm Hodgkin liên quan EBV và ung thư vòm họng.

Các nghiên cứu gần đây đã tìm ra vắc xin EBV giúp giảm tỷ lệ mắc "bệnh nụ hôn" và các bệnh ác tính liên quan. Tuy nhiên đến nay chúng vẫn chưa được công nhận sử dụng rộng rãi vì chi phí, hiệu quả không cao. Hiện chỉ có một số nơi trong vùng dịch tễ của ung thư vòm họng như Đài Loan, Hong Kong sử dụng, đặc biệt là những gia đình có nhiều người bị ung thư vòm họng.

Không phải bất kỳ trường hợp nào bị "bệnh nụ hôn" do nhiễm EBV đều biến chuyển thành ung thư vòm họng. Chỉ một tỷ lệ rất nhỏ và trên cơ địa đặc biệt nhạy cảm với nhiễm EBV thì nhiều năm sau đó mới có thể biến chuyển thành ung thư. Nên giữ vệ sinh cá nhân cẩn thận, súc miệng và khò họng bằng nước muối ấm, tập thể dục đều đặn, ăn đa dạng các loại rau củ quả và bảo quản thức ăn đúng cách giúp nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa bệnh.

Tập quán hay thói quen

Một số vùng người dân có thói quen dự trữ thực phẩm bằng cách muối hoặc xông khói như cá muối, thịt xông khói, sẽ sản sinh ra một chất sinh ung là Nitrosamine gây ung thư vòm họng. Dùng quá nhiều nhang, trầm hương, vàng mã, tinh dầu thực vật… cũng góp phần tăng nguy cơ ung thư vòm họng.

Môi trường

  • Ô nhiễm môi trường, phơi nhiễm hóa chất.
  • Tiếp xúc với khói (khói động cơ, củi đốt, đám cháy rừng…).
  • Tiếp xúc với bụi (bụi than, đá, quặng, gỗ…).
Loading...
TIN CŨ HƠN
Chết não và cái chết của con người

Chết não và cái chết của con người

Chết não là gì? Chết não có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây chết não là gì? Chết não có cứu chữa được không? Cùng tìm hiểu về những vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Đăng ngày: 17/05/2025
Những lý do nên dùng cà chua

Những lý do nên dùng cà chua

Cà chua thường xuyên xuất hiện trong căn bếp của mọi nhà và được dùng để chế biến rất nhiều món ăn. Nhưng lợi ích, tác dụng tuyệt vời của loại quả này cũng như cách ăn nó sao cho tốt nhất thì không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 16/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà

Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà

Dưa bở là loại quả bổ dưỡng, giải khát rất tốt trong mùa hè nóng bức và còn nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe.

Đăng ngày: 03/05/2025
Tìm hiểu triệu chứng và cách chữa ngón tay gãy bút chì

Tìm hiểu triệu chứng và cách chữa ngón tay gãy bút chì

Ngón tay bị gãy bút chì là do chấn thương ở khớp giữa ngón tay, nơi có thể gập cong. Khớp này gọi được là khớp nối liên vị gần (PIP).

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News