Bệnh vô cảm và kỹ năng sống vào đề thi Ngữ văn
Vô cảm thật ra không còn chỉ một trạng thái về tinh thần của con người nữa mà trở thành một căn bệnh đáng lo ngại, thường gặp ở nhiều bạn trẻ hiện nay. Càng đi sâu vào vòng xoáy cuộc sống hiện đại, dường như vô cảm trở thành một căn bệnh nan y khó chữa.
Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh khó chữa này bắt nguồn từ chữ “Sợ”: Sợ liên lụy, sợ chuốc họa vào thân, sợ gặp phải phiền phức v…v… đã khiến cho mọi người xung quanh nhất là giới trẻ hiện nay trở nên vô cảm. Họ không còn quan tâm hoặc thích thú với những hoạt động, những sự kiện trong đại, những vấn đề quan trọng của cộng đồng, của xã hội, của đất nước. Họ tự tạo ra một cái hang để chui rúc vào đó, và tách biệt bản thân với xã hội. Vì đơn giản họ chỉ muốn được sống cho riêng bản thân mình, cho lợi ích của mình, không phải lo âu về những phiền toái của người khác.
(Nguồn: Internet)
Nguyên nhân thứ hai dẫn đến căn bệnh vô cảm này chính là sự kích động tinh thần của thế hệ trẻ khi xem phim hành động hay chơi game – trò chơi bạo lực đã làm cho con người trở nên sắt đá, tính tình nguội lạnh , chẳng còn cảm giác hay suy nghĩ gì về những điều xung quanh mình.v..v. Các bạn có thể dễ dàng nhận thấy ngày nay khi ra đường nếu không may gặp phải cướp giật mà có la thật to, thật lớn kêu cướp thì mọi người xung quanh cũng chỉ đứng nhìn và ít khi nào có một “hiệp sĩ đường phố” đứng ra bắt cướp và giúp đỡ bạn. Cũng có những trường hợp té xe hay tai nạn trên đường mọi người đi đường xung quanh nhìn thấy, họ ngoái đầu nhìn, họ chỉ trỏ và họ quay lưng đi. Ngay cả trên các trang mạng xã hội, khi có một ai đó không may qua đời, hay những sự việc nào đó không vui xảy ra thì các bạn trẻ còn sẵn sàng lập ra những fanpage đại loại như là: 1000000 like cho ca sĩ X sống lại, hay là 1000000 cho A và B quay lại với nhau? Liệu chỉ một cái nhấp chuột có thể cải tử hoàn sinh, và chỉ một cái nhấp chuột có thể hóa giải mọi thứ, biến xấu thành tốt? Tất cả chỉ vì lợi ích của bản thân, vì kinh doanh.
Nguồn: Internet
Khi các bạn làm điều đó tức là các bạn đang đánh mất chính bản thân mình, vô cảm với sự mất mát của người khác và vô cảm với mọi thứ xung quanh. Rõ ràng bệnh vô cảm đã và đang gây những tác hại to lớn đối với xã hội, với nhân cách của mỗi con người vì vậy cần phải khắc phục ngay căn bệnh này. Muốn ngăn chặn, tiêu diệt hiện tượng này thì cải cách giáo dục một cách toàn diện từ mục đích, phương pháp cho đến cách thức là điều cực kỳ cần thiết. Chúng ta cần một nền giáo dục không còn những giáo điều, lý thuyết khô khan, nặng nề, không cần thiết nữa mà thay vào đó là những bài học sinh động, thực chất dể phát triển tâm hồn, nhân cách, nhân phẩm của mỗi học sinh. Chỉ có như thế, thì vô cảm mới có thể được giảm thiểu ở mức thấp nhất.
Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ, đừng để đến khi “cơn đại dịch” này lan rộng ra toàn xã hội thì lúc đó e là ta đã quá trễ, đừng để rồi đến một lúc nào đó, con người tiến hóa thêm một bậc nữa, mà khi đó phần “người” hoàn toàn biến mất trong họ.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.
