Bí ẩn căn bệnh khiến cả làng "ngủ như chết" ở Kazakhstan

Từ năm 2013 đến năm 2015, hai ngôi làng ở miền bắc Kazakhstan được ghi nhận bắt đầu phải hứng chịu những cơn buồn ngủ kì lạ không rõ nguyên nhân.

Những cơn buồn ngủ không chỉ tác động đến một người mà nhiều người đều bị. Cơn buồn ngủ được dân làng trong khu vực gọi là "ngủ như chết" vì nó có thể kéo dài hàng ngày, thậm chí hàng tuần.

Vấn đề đáng nói là dân làng có thể ngủ ở bất kì đâu, đôi khi họ đi lại và thậm chí có vẻ còn tỉnh táo, nhưng sau đó bắt đầu ngủ rất nhanh và không nhớ gì khi thức dậy.


Các nhà nghiên cứu cho rằng các mỏ uranium gần đó gây ra căn bệnh ngủ này.

Một số người bệnh tình còn nghiêm trọng hơn khi trải qua những cơn đột quỵ, hoặc những ảo giác kỳ lạ.

Những đứa trẻ thậm chí nói rằng đã nhìn thấy ngựa có cánh, rắn bò trên giường, giun ăn tay, và mẹ chúng đột nhiên có tám mắt.

Trong vài năm sau, bí ẩn vẫn chưa được giải đáp. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu cho rằng các mỏ uranium gần đó đã bị đóng cửa ngay sau khi Liên Xô sụp đổ là một nguồn nghi ngờ, mặc dù việc kiểm tra hàng loạt các ngôi nhà trong làng không tìm thấy mức độ phóng xạ đáng kể.

Một số người nghĩ rằng rượu bị nhiễm độc có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tật, hoặc thậm chí là một loại chứng cuồng loạn hàng loạt, nhưng điều đó không được kiểm chứng.

Vấn đề nữa đó là mọi lứa tuổi trong làng đều bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này. Một số người xuất hiện các triệu chứng khác như mất trí nhớ khi thức dậy và đau đầu dữ dội. Thậm chí ngay cả một con mèo tên là Marquis cũng bị ảnh hưởng.

Sau khi xem xét nhiều nguyên nhân khác nhau, cuối cùng bí ẩn cũng được các nhà nghiên cứu giải đáp. Vấn đề thực sự chính là não của dân làng đang bị… thiếu ôxy. Nguyên nhân được cho là do các mỏ uranium, nhưng không phải do nhiễm độc phóng xạ.

"Các mỏ uranium đã bị đóng cửa đôi khi nồng độ carbon monoxide xuất hiện ở đó. Ôxy trong không khí giảm tương ứng, đó là lý do thực sự dẫn đến căn bệnh kì lạ", Phó Thủ tướng Berdibek Saparbaev cho biết.

Trong khi đó, carbon monoxide liên kết với hemoglobin và tạo thành carboxyhemoglobin liên kết hiệu quả hơn nhiều so với ôxy, dẫn đến lượng ôxy cung cấp cho não thấp hơn nhiều. Sau khi xác định được vấn đề, Chính phủ Kazakhstan ngay lập tức sơ tán cư dân. Vào thời điểm tìm ra nguyên nhân, 1/4 cư dân của làng đã đột nhiên khỏi bệnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chết não và cái chết của con người

Chết não và cái chết của con người

Chết não là gì? Chết não có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây chết não là gì? Chết não có cứu chữa được không? Cùng tìm hiểu về những vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Đăng ngày: 17/05/2025
Những lý do nên dùng cà chua

Những lý do nên dùng cà chua

Cà chua thường xuyên xuất hiện trong căn bếp của mọi nhà và được dùng để chế biến rất nhiều món ăn. Nhưng lợi ích, tác dụng tuyệt vời của loại quả này cũng như cách ăn nó sao cho tốt nhất thì không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 16/05/2025
Hướng dẫn cách dùng chỉ nha khoa

Hướng dẫn cách dùng chỉ nha khoa "chuẩn"

Chỉ nha khoa giúp vệ sinh các mảng bám trên răng tốt tăm thông thường. Tuy nhiên, sử dụng chỉ nha khoa sai kỹ thuật có thể gây tổn thương răng và nướu.

Đăng ngày: 14/05/2025
Uống nước lá tía tô có tác dụng và tác hại đối với sức khỏe như thế nào?

Uống nước lá tía tô có tác dụng và tác hại đối với sức khỏe như thế nào?

Tía tô là một trong những loại cây thuốc dân gian lâu đời và được sử dụng rộng rãi nhất ở nước ta.

Đăng ngày: 12/05/2025
Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Đăng ngày: 10/05/2025
Con cái “giống” bố hay mẹ?

Con cái “giống” bố hay mẹ?

Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

Đăng ngày: 10/05/2025
Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

Tất cả các bộ phận của cây mãng cầu xiêm đều có công dụng chữa bệnh: quả được ăn tươi hoặc làm mứt, trong khi lá, vỏ thân, rễ, hạt.. được sử dụng rộng rãi trong các loại thuốc sắc của y học cổ truyền.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News