Bí ẩn cây rụng cành xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới

Một số nơi ghi nhận tình trạng cây xanh khỏe mạnh bất ngờ gãy cành vào mùa hè. Các nhà khoa học hiện chưa thể khẳng định mối liên hệ giữa nắng nóng và hiện tượng này.

Năm 2003, khi Paris trải qua đợt nắng nóng bất thường, một “ốc đảo” lý tưởng để tránh nóng phải ngừng hoạt động. Khoảng 400 công viên công cộng trong thành phố bị đóng cửa tạm thời do nguy cơ cây gãy đổ. Tại sao?

Bí ẩn cây rụng cành xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới
Người dân tại công viên Poblenou của Barcelona. (Ảnh: Bloomberg).

“(Quy định này) về cơ bản đã tước đi một phần nhỏ không gian xanh, nơi mọi người có thể tận hưởng trong bầu không khí mát mẻ hơn một chút”, Richard C. Keller - giáo sư lịch sử y khoa tại Đại học Wisconsin-Madison và là tác giả của Fatal Isolation: The Devastating Paris Heat Wave of 2003 - nhận định.

Cây cối đổ, rụng cành thường gắn liền với các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, như giông bão hay lốc xoáy. Tuy nhiên, có một rủi ro khác ít người biết đến ngoài những chuyên gia cây cảnh: Những cây trưởng thành và trông có vẻ khỏe mạnh có thể đột nhiên gãy cành khi tiết trời nắng nóng.

Theo Bloomberg, đây chính là hiện tượng đứt cành đột ngột (sudden limb failure), hoặc rụng cành vào mùa hè (summer branch drop).

Báo cáo thương tích do cây đột ngột rụng cành rất hiếm. Tuy nhiên, hồi tháng 7 vừa qua, một người phụ nữ đã bị cành cây lớn rơi trúng trong công viên Washington D.C. (Mỹ). Sự cố này khiến một dịch vụ bảo dưỡng cây tại địa phương phải gửi email cảnh báo người dân về rủi ro tương tự.

Nguyên nhân những cây khỏe mạnh đột nhiên đứt cành vẫn còn là bí ẩn.

“Giới khoa học chưa thể đồng thuận lý do cho hiện tượng này”, Spencer Campbell - Giám đốc phòng khám thực vật tại Morton Arboretum ở Lisle, Illinois (Mỹ) - cho biết.

Một giả thuyết nhận định hiện tượng cây rụng cành vào mùa hè có liên quan đến cái nóng khắc nghiệt, đặc biệt sau một mùa xuân ẩm ướt. Mùa xuân ẩm ướt có nhiều nước giúp cây phát triển. Tuy nhiên, khi mùa hè tới với nhiệt độ cao, cây gặp khó khăn trong việc duy trì lượng nước cần thiết. Do đó, cây tự rụng bớt cành như một biện pháp tự bảo vệ, giảm lượng cành lá cần nuôi dưỡng.

Có ý kiến khác cho rằng thời tiết lạnh giá của mùa đông, như nhiệt độ thấp hay áp lực của tuyết đè lên cành, gây tổn thương cấu trúc bên trong cây. Khi mùa xuân tới, những cành yếu không chịu được sức ép của việc mọc cành mới lá mới, dẫn đến gãy cành.

Bí ẩn cây rụng cành xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới
Nguyên nhân những cây khỏe mạnh đột nhiên đứt cành vẫn còn là bí ẩn. (Ảnh: New York Times).

Việc cây rụng cành vào mùa hè trước đây được quan sát ở những nơi có ít tuyết, như Australia, Nam Phi hay Tây Nam nước Mỹ. Tuy nhiên, từ những năm 1970, các nhà nghiên cứu cảnh báo hiện tượng này diễn ra ở các vùng khí hậu đa dạng, như các thành phố của Mỹ (Illinois, New York) và Vương quốc Anh.

Những cây bị rụng cành đột ngột cũng có thể do không khỏe mạnh, ngay cả khi không có dấu hiệu rõ ràng.

“Các nhà nghiên cứu có thể xác định tình trạng mục nát thân cây, có vết nứt và các triệu chứng bệnh khác của cây”, ông Spencer cho biết, đồng thời nói thêm “khó chẩn đoán nếu các triệu chứng xuất hiện ở bên trong cây”.

Theo Bloomberg, kết luận khả thi nhất cho hiện tượng này là: Cây vốn không khỏe, sau đó phải chống chịu với thời tiết cực đoan, như nhiệt độ cao.

Một nghiên cứu năm 2023 tại 4 thành phố ở Bồ Đào Nha xác định trong các sự cố cành cây đột ngột gãy vào mùa hè, các cây này yếu từ bên trong. Tuy nhiên, việc cây ốm yếu cũng do các điều kiện môi trường. Ví dụ, cây phải chống chịu trước những buổi đêm ấm áp bất thường cho đến những đợt lạnh đột ngột, hay nhiệt độ tăng cao khiến cho bệnh nấm hoặc bệnh do côn trùng gây ra tồi tệ hơn.

Dù nguyên nhân là gì, ông Spencer khuyên không nên quá lo lắng khi đứng dưới gốc cây, ngay cả vào mùa hè. “Sự cố này cực kỳ hiếm gặp. Thông thường, mọi người cũng ít khi nhận ra hiện tượng này”, ông nói.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Châu Phi có đầy

Châu Phi có đầy "ngọc lục bảo" ở đường nhưng không ai nhặt, dân bản địa cảnh báo: Coi chừng mất mạng!

Châu Phi là châu lục gắn liền với những vùng thảo nguyên rộng lớn - ngôi nhà của nhiều loài động vật hoang dã tuyệt đẹp sinh sống.

Đăng ngày: 17/08/2024
Quả cà tím khổng lồ lập kỷ lục thế giới

Quả cà tím khổng lồ lập kỷ lục thế giới

Một quả cà tím được trồng tại Lowa (Hoa Kỳ) nặng tới 3,778kg, được công nhận là quả cà tím nặng nhất thế giới. Quả cà tím này lớn gấp 10 lần so với những quả cà tím thông thường.

Đăng ngày: 17/08/2024
Phát hiện 5 loài nấm mới tại Việt Nam

Phát hiện 5 loài nấm mới tại Việt Nam

Các nhà nghiên cứu phát hiện và công bố 5 loài nấm mới cho khoa học thuộc họ nấm thông Boletaceae và Entolomataceae tại Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn Thiên nhiên của Việt Nam.

Đăng ngày: 16/08/2024
Ảnh hưởng kỳ lạ của đèn đường lên lá cây ở Bắc Kinh

Ảnh hưởng kỳ lạ của đèn đường lên lá cây ở Bắc Kinh

Theo các nhà nghiên cứu, những hàng cây trên các con phố ở Bắc Kinh có đèn chiếu sáng ít bị côn trùng phá hoại hơn.

Đăng ngày: 14/08/2024
Loại gỗ quý hiếm được ví là

Loại gỗ quý hiếm được ví là "báu vật": Không thể trồng nhân tạo, mùi thơm lưu giữ qua hàng trăm nghìn năm

Trong môi trường tự nhiên của những khu rừng cổ thụ, có một loại gỗ vô cùng quý hiếm, được ví như " báu vật" không chỉ bởi giá trị sử dụng mà còn bởi hương thơm độc đáo của nó.

Đăng ngày: 13/08/2024
Vi khuẩn kháng bức xạ nguy hiểm sinh sôi trong lò vi sóng

Vi khuẩn kháng bức xạ nguy hiểm sinh sôi trong lò vi sóng

Các nhà nghiên cứu phân tích mẫu vật từ lò vi sóng và phát hiện nhiều loài vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng có thể đe dọa sức khỏe con người.

Đăng ngày: 12/08/2024
Chỉnh sửa gene giảm đường khó tiêu trong cây đậu tương

Chỉnh sửa gene giảm đường khó tiêu trong cây đậu tương

Các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Sinh học ứng dụng công nghệ chỉnh sửa gene giúp giảm 50% lượng đường khó tiêu trong đậu tương.

Đăng ngày: 12/08/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News