Bí ẩn của những thiên hà chết
Nhờ vào Hubble và các kính viễn vọng khác, giới thiên văn học đang tìm hiểu tại sao một số thiên hà khổng lồ lại nhanh chóng trưởng thành và ngưng “đẻ” sao khi vũ trụ chưa đầy ¼ số tuổi hiện tại.
Các nhà khoa học luôn thắc mắc tại sao những thiên hà nén hình e lip thường có khuynh hướng cháy hết năng lượng khi vũ trụ mới khoảng 3 tỉ năm tuổi.
Hubble giúp giải mã bí ẩn của các thiên hà chết khổng lồ - (Ảnh: NASA/ESA)
Để dễ so sánh, Dải Ngân hà của chúng ta đã 12 tỉ năm tuổi và vẫn tiếp tục sản xuất sao.
Những thiên hà trên đôi khi còn được gọi là các thiên hà “đỏ và chết”, do màu của chúng khác với những người anh em vẫn còn tiếp tục “đẻ” sao vốn có màu xanh dương.
Đáng ngạc nhiên hơn là các thiên hà chết trên có kích thước khổng lồ, tương tự các thiên hà xoắn ốc lớn hiện nay, nhưng các ngôi sao lại bị nén trong những không gian hẹp hơn 3 lần.
Điều này có nghĩa là mật độ sao phải lớn gấp 10 lần, theo Giáo sư Sune Toft của Viện Niels Bohr (Đan Mạch).
Dựa trên dữ liệu do Hubble và các kính viễn vọng không gian khác thu thập được, các nhà nghiên cứu phát hiện những thiên hà nén có khuynh hướng "sống vội và chết trẻ" này sớm nhanh chóng sử dụng hết năng lượng khi chúng khoảng 1 hoặc 2 tỉ năm tuổi.
Và những thiên hà nén này kết hợp với nhau để tạo ra các thiên hà e lip khổng lồ, theo báo cáo đăng trên chuyên san The Astrophysical Journal.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.
