Bí ẩn đàn voi Trung Quốc di cư 500km bất thường từ rừng ra phố
Nhiều tháng qua, không mấy ai chú ý tới cuộc di cư của đàn voi rừng 15 con ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, cho tới khi đàn voi châu Á này lang thang trong một khu dân cư.
Đàn voi châu Á di chuyển tới huyện Eshan, tây nam tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, ngày 28/5/2021. (Ảnh: THX/TTXVN).
Theo tờ The Guardian, khi video quay đàn voi đi trên phố xuất hiện trên mạng xã hội, dư luận cả nước đã quan tâm tới loài vật khổng lồ này và đặt câu hỏi tại sao chúng lại di chuyển xa như vậy.
Hoạt động di chuyển này bất thường tới mức chính quyền Trung Quốc phải cử một đội đặc nhiệm 360 người cùng 76 ô tô và 9 thiết bị không người lái để theo dõi.
Các hình ảnh theo dõi cho thấy đàn voi có 6 con cái trưởng thành, 3 con đực trưởng thành, 3 con nhỡ và 3 con non. Hiện đàn voi chưa gây thương vong gì cho con người.
Không ai rõ tại sao đàn voi lại đi xa như vậy. (Ảnh: THX/TTXVN).
Giới chức Vân Nam cho biết đã tìm cách ngăn đàn voi di chuyển xa hơn về phía bắc và giúp chúng trở lại nơi sống ban đầu để an toàn hơn.
Đài truyền hình nhà nước đã dành nhiều ngày để theo dõi từng bước chân của đàn voi. Tính tới 2/6, cụm hashtag “Tại sao voi đi về phương bắc” đã được xem hơn 16 triệu lần trên mạng xã hội Weibo.
Sau khi di chuyển 500km, chiều 1/6, đàn voi rừng chỉ cách thành phố Côn Minh 3km, khiến giới chức Trung Quốc phải nỗ lực để chuyển hướng, khiến chúng tránh xa khu đông dân.
Từ năm ngoái, cơ quan quản lý động vật hoang dã Trung Quốc đã không thể hiểu nổi tại sao voi lại rời khu vực sinh sống tự nhiên. Tháng 3/2020, đàn 16 con voi này đã rời nơi ở trong rừng. Tới tháng 11/2020, chúng tới Phổ Nhĩ ở Vân Nam và tại đây, một coi voi cái đã sinh con. Chúng ở đây 5 tháng.
Sau đó, ngày 16/4, chúng tiếp tục hành trình. Một tuần sau, hai con rời đàn, còn lại 15 con tiếp tục hành trình về phía bắc.
Người dân Vân Nam không phải lúc nào cũng chào đón đàn voi nồng nhiệt. Dọc đường đi, chúng đã gây nhiều tổn thất cho người dân khi ăn hết cả ruộng ngô, phá phách kho thóc. Tuần trước, 6 con voi không mời đã tới một đại lý ô tô ở huyện Eshan và uống 2 tấn nước trong đại lý. Ước tính thiệt hại mà đàn voi gây ra là ít nhất 1,07 triệu USD.
Môi trường sống tự nhiên của voi đã giảm mạnh ở Trung Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN).
Các chuyên gia Trung Quốc cho biết có thông tin voi lang thang trong các làng mạc, phá hủy mùa màng những năm gần đây khi những loại chúng thường ăn dần bị thay thế bằng những loại thực vật không thể ăn được.
Theo ông Zhang Li, giáo sư bảo tồn động vật có vú tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh, quá trình phát triển quy mô lớn của con người đã làm thay đổi nơi sống của voi. Vùng đệm truyền thống giữa người và voi dần biến mất và khả năng người chạm trán voi trong tự nhiên tăng mạnh.
Vân Nam có khoảng 300 con voi rừng, tăng so với con số 170 năm 1980. Tuy nhiên, khu vực sinh sống của voi đã giảm từ 2.084km2 năm 1976 xuống còn chưa đầy 500km2 trong những năm gần đây.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom
Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

15 loài vật khiến con người sợ hãi nhưng lại rất hiền lành
Chúng bị nhầm lẫn, gán ghép cho những hiện thân của ác quỷ nhưng trên thực tế những loài vật này rất hiền lành và hoàn toàn vô hại.

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo
Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột.
