Top 5 bí mật về loài tôm súng lục không phải ai cũng biết
Tôm súng lục là một trong những loài có thể giúp các nhà khoa học tạo ra nguồn năng lượng sạch chỉ với cú bắn trong vài giây.
Những sự thật bất ngờ về tôm súng lục
Đạn bong bóng của tôm súng lục to hơn súng và nóng hơn dung nham
Những loài giáp xác có khả năng bắn sắc bén này không hề yên tĩnh - bong bóng của chúng đo được ở 218 decibel to hơn cả một viên đạn bắn tốc độ. Đối với con người chúng ta, âm thanh không thực sự lớn đến vậy, nhưng đó là do vụ nổ chỉ kéo dài một phần nhỏ của giây.
Khi bong bóng nổ, nó tạo ra nhiệt lượng lên tới 4.427 độ C, nóng hơn dung nham bốn lần. Nhiệt tản ra với tốc độ nhanh nên không có tác dụng lâu dài đối với những động vật to lớn.
Tôm súng lục Bullseye có màu vàng hoặc cam sáng với móng vuốt màu tím và một chấm màu xanh lam đặc trưng ở mỗi bên cơ thể.
Gây nhiễu sóng phát hiện địch của Mỹ
Tôm súng lục đã làm "đảo lộn" kế hoạch phòng thủ của Hải quân Hoa Kỳ trong Thế chiến thứ hai.
Theo đó, âm thanh mà loài tôm này tạo ra bắt đầu gây nhiễu sóng sonar được sử dụng để phát hiện tàu địch, khiến các thủy thủ phải đưa các nhà nghiên cứu đến từ Bộ phận Nghiên cứu Chiến tranh của Đại học California.
May mắn thay, họ đã phân loại nguồn gốc và ghi lại âm thanh của tôm để huấn luyện những người điều khiển sonar nhận ra âm thanh mà tôm súng lục tạo ra.
Tuy nhiên, mặc dù đôi khi gây rắc rối cho con người, nhưng âm thanh do tôm súng lục tạo ra không phải lúc nào cũng có vấn đề.
Nó có thể phản ánh sức khỏe của rạn san hô vì nhiều cuộc săn bắt đồng nghĩa với rất nhiều sự sống và một hệ sinh thái cân bằng. Tiếng ồn cũng có thể giúp các sinh vật biển khác điều hướng trong khu vực.
Tôm súng lục bắn đạn tạo ra nhiệt lớn hơn cả dung nham của núi lửa.
Cơ chế bắn bong bóng của tôm súng lục có thể tạo ra một nguồn năng lượng sạch
Tôm súng lục đang giúp các nhà khoa học ở Anh nghiên cứu ra nguồn năng lượng sạch và an toàn dồi dào tạo ra một động lực lớn cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Sức mạnh nhiệt hạch cần một viên đạn tốc độ cao để tạo ra sóng xung kích và làm sập một khoang chứa đầy plasma và tôm súng lục là sinh vật duy nhất trên Trái đất tự nhiên có sức mạnh như vậy.
Nơi trú ẩn của nhiều loài sinh vật nhỏ bé
Nhiều loài tôm súng sống thành từng cụm, có khả năng như một hình thức bảo vệ, những khu vực này cũng được biết đến là nơi trú ẩn của loài cá bống.
Tôm súng lục thường sống ở các rạn san hô và thảm cỏ biển. Đó là vùng của các nước ôn đới và nhiệt đới và ở đó có thể thấy hơn 600 loài tồn tại trên toàn cầu.
Tôm súng lục trở thành nhân vật siêu anh hùng
Lấy cảm hứng từ tôm súng lục, một bộ phim mang tên "Project Power" do Netflix nhân vật do Jamie Foxx thủ vai được cấp một khẩu súng lục có thể biến những giọt mưa thành những tia nước tốc độ cao có thể phá hủy bất cứ thứ gì trên đường đi của chúng.
Không còn nghi ngờ gì nữa, những động vật không xương sống có đầu súng này là một loài nổi bật dưới biển. Cho dù chúng đang bắn kẻ thù hay đồng minh, chúng là một trong những loài sinh vật hấp dẫn nhất trong tự nhiên.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"
Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh
Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò
