Bí ẩn đồng hồ sinh học giấu trong phân tử nhỏ xíu
Hiển nhiên là có sự tồn tại của những đồng hồ sinh học trong cơ thể và chúng đã được nghiên cứu trên 150 năm nay, nhưng chỉ mới đây các nhà khoa học mới có thể lần tới bộ máy đồng hồ phát sinh ra nhịp sống trên Trái Đất.
Các nhà khoa học trường Đại học tổng hợp Hebrew ở Jerusalem, Israel đã phát hiện thấy rằng chiếc chìa khóa giải đáp thắc mắc được giấu trong 1 phân tử nhỏ xíu.
Con người cũng như phần lớn sinh vật trên Trái Đất có nhịp sống 24 giờ. Nhịp này do các đồng hồ bên trong cơ thể tạo ra, ở trong đại não và điều khiển nhiều chức năng của cơ thể, kể cả các chu kỳ ngủ-thức giấc và ăn uống.
Các nhà khoa học Đại học tổng hợp Hebrew đã phát hiện thấy rằng một phân tử nhỏ xíu, được gọi là micro axit rebonucleic là bộ phận chủ yếu của đồng hồ. Phát hiện này có ý nghĩa sâu xa đối với việc điều trị mất ngủ và những rối loạn khác liên quan đến chu kỳ sống ngày đêm.
Chu kỳ ngủ-thức là biểu hiện đặc trưng của đồng hồ sinh học 24 giờ được hình thành nhờ những nơron chuyên trách, có trong cơ thể người cũng như ở ruồi giấm. Cơ chế này điều tiết nhịp đồng hồ của ruồi giấm cũng như ở phần lớn động vật có vú và người.
Cơ chế này có đặc điểm rõ rệt là tính giờ cực chính xác qua một quá tình phức tạp kích hoạt-ức chế của gen, nhờ đó mà kiểm soát chặt chẽ quá trình diễn ra trong 24 giờ.
Các nhà khoa học đã cho thấy rằng chế độ điều tiết có ý nghĩa then chốt đối với khả năng của cơ thể chúng ta trong việc hàng ngày có thể xác định đầy đủ chu kỳ 24 giờ, đặc biệt là vai trò đó thuộc về phân tử nhỏ xíu - micro axit rebonucleic.
Bản thân phân tử này cũng mới được phát hiện nhưng trong thời gian gần đây đã chứng minh được rằng nó tích cực tham gia vào những quá trình khác nhau của hoạt động sống, nó nhận biết và điều tiết việc chuyển các đồng hồ gen.
Lần đầu tiên đã xác định được sự điều tiết đồng hồ trung tâm bằng phân tử micro axit rebonucleic, nhưng điều còn quan trọng hơn là các nhà khoa học đã chứng minh được vai trò của nó trong việc điều tiết trong não và ảnh hưởng của nó tới hành vi của các cơ thể sống./.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người
Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy
Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.
