Bí ẩn hài cốt La Mã trong quan tài đổ đầy thạch cao
Các nhà khảo cổ học sử dụng kỹ thuật chụp ảnh tiên tiến nhằm tìm hiểu tập tục khác thường của người La Mã cổ đại là đổ thạch cao lên hài cốt thân nhân qua đời.
Nhà nghiên cứu quét 3D hài cốt phủ thạch cao trong quan tài. (Ảnh: Đại học York)
Người La Mã cổ đại đổ một dạng thạch cao lỏng vào quan tài, phủ kín thi thể người chết và để hợp chất cứng lại. Điều này tạo ra một khoảng rỗng, trong đó hình dáng, kích thước và tư thế nguyên bản của người chết được bảo quản hoàn hảo như đúc. Nhóm nghiên cứu cho biết những ngôi mộ thạch cao La Mã có ở khắp châu Âu và Bắc Phi, nhưng đặc biệt phổ biến ở Anh với ít nhất 45 trường hợp được ghi nhận.
Trong nghiên cứu công bố hôm 3/6 tại sự kiện York Festival of Ideas, các nhà khoa học ở Đại học York thu thập ảnh quét 3D của 16 ngôi mộ thạch cao. Loại mộ này thường chỉ chứa một người mỗi quan tài. Nhưng kết quả chụp hé lộ một quan tài thạch cao chứa hài cốt của gia đình hai người lớn và một trẻ sơ sinh chết cùng lúc.
"Ảnh chụp 3D cho phép chúng tôi chứng kiến một bi kịch gia đình gần 2.000 năm sau khi sự việc xảy ra", giáo sư Maureen Carroll, trưởng khoa khảo cổ La Mã ở Đại học York, cho biết. "Đường nét của 3 cá nhân dưới lớp thạch cao có thể nhìn rõ bằng mắt thường, nhưng rất khó xác định quan hệ của những người chết và phát hiện họ được phục sức hoặc bọc như thế nào. Mô hình 3D giúp làm rõ các điểm mơ hồ này".
Tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ phân tích kỹ hơn để tìm hiểu tuổi tác, giới tính, chế độ ăn, thậm chí nguồn gốc địa lý của các thành viên gia đình trong mộ. Tuy nhiên, nghiên cứu của họ không thể hé lộ tại sao người La Mã áp dụng hình thức chôn cất như vậy, dù có vẻ không liên quan tới vị trí xã hội cao. Bất kể mục đích đổ thạch cao là gì, tập tục cực kỳ hữu ích với những nhà khảo cổ học muốn tìm hiểu khía cạnh đời sống của người chết.
"Thông qua công nghệ quét cao cấp, giới nghiên cứu có thể phân tích vật liệu khảo cổ để tìm chi tiết không thể nhìn thấy bằng mắt thường", Patrick Gibbs, giám đốc công nghệ của dự án Heritage360, người làm việc với ảnh chụp kỹ thuật số, chia sẻ.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Món đồ cổ duy nhất trên thế giới không thể làm giả hay phục chế, độ linh diệu sánh ngang "thượng thần"
'Di vật mồ côi' không thể làm giả, công nghệ hiện đại cũng khó phục chế, đến nay vẫn chưa ai có thể hiểu được bí ẩn mô hình kết cấu của nó.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài
Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t
