Bí ẩn loài cá kỳ dị Nam Mỹ sống không cần nước

Cá phổi - Ceratodontimorpha châu Phi và Nam Mỹ có khả năng sống trong môi trường thiếu nước hoàn toàn trong nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm liên tục.

Bí ẩn loài cá kỳ dị Nam Mỹ sống không cần nước
Cá phổi không cần tới nước vẫn có thể sống tốt.

Trong khi có những loài cá có thể sống được trong môi trường nước chứa đầy acid sulfuric hay ở vùng nước sâu thăm thẳm không chút ánh sáng nào chạm tới thì cá phổi – Ceratodontimorpha thậm chí không cần tới nước vẫn có thể sống tốt.

Khác với các loài cá, bong bóng của cá phổi đã tiến hóa đến mức có thể tự thích ứng như phổi của các loài động vật trên cạn, cho phép nó lấy oxy trực tiếp từ không khí. Vì vậy, loài cá này có thể sống trong môi trường thiếu nước hoàn toàn trong nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm liên tục.

Hầu hết các loài cá phổi còn tồn tại đều có hai lá phổi, ngoại trừ cá phổi Úc chỉ có một lá.


Người dân địa phương phát hiện 1 con cá phổi dưới lớp đất khô cằn.

Khi mùa nước lên, cá phổi giống với các loài cá khác, kiếm thức ăn bằng cách săn những con cá nhỏ hơn, cũng như các loài giáp xác dưới đáy sông hồ.

Nhưng kỳ dị ở chỗ, đến mùa khô, khi các động vật sống dưới nước chết dần chết mòn dưới ánh mặt trời, cá phổi lại nhẹ nhàng đào một cái hang bằng cách nuốt bùn vào miệng và đẩy bùn ra qua hai mang của mình.

Sau khi chui xuống độ sâu nhất định, cá sẽ nằm im ở đó và tiết ra một chất nhờn phủ kín toàn bộ cơ thể của mình, ngoại trừ miệng. Lúc này, cá phổi không có thức ăn để ăn trong hang. Vì vậy, nó sẽ dần dần tiêu hóa cơ đuôi của chính mình để tồn tại.

Cá phổi có thể sống rất lâu. Một cá thể cá phổi Queensland tại bể cá cảnh Shedd ở Chicago là một phần của bộ sưu tập cá sống lâu từ năm 1933 đến năm 2017, khi nó bị chết do sức khỏe suy giảm theo tuổi già.

Cá phổi có từ cách đây gần 400 triệu năm và các hóa thạch khai quật được cho thấy loài cá này không thay đổi trong suốt hơn 100 triệu năm qua.

Khả năng sống sót và thích ứng của cá phổi làm cho nó trở thành một loài khó bị tuyệt chủng. Ngoài vùng Nam Mỹ, loài cá phổi còn được tìm thấy tại châu Phi và nước Úc.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Siêu trang trại bạch tuộc đầu tiên trên thế giới vấp phải sự phản đối của giới khoa học

Siêu trang trại bạch tuộc đầu tiên trên thế giới vấp phải sự phản đối của giới khoa học

Các nhà khoa học cho biết nuôi hàng trăm ngàn con bạch tuộc trong lồng kín không giống như nuôi cá. Ai biết điều khủng khiếp nào có thể xảy ra sau đó?

Đăng ngày: 19/04/2022
Sếu đầu đỏ cho đồng loại ở nhờ để nuôi con

Sếu đầu đỏ cho đồng loại ở nhờ để nuôi con

Các nhà nghiên cứu phát hiện một số cặp sếu đầu đỏ chấp nhận ở cùng con chim thứ ba để hỗ trợ chăm sóc con non trong điều kiện kiếm ăn khó khăn.

Đăng ngày: 19/04/2022
Vịt biển là gì?

Vịt biển là gì?

Ở Việt Nam có rất nhiều giống vịt khác nhau từ các giống vịt siêu trứng đến vịt siêu thịt hay các loại vịt hoang dã như vịt trời.

Đăng ngày: 18/04/2022
Tử chiến cầy Mangut, hổ mang bị cắn nát đầu và cái kết khó tin

Tử chiến cầy Mangut, hổ mang bị cắn nát đầu và cái kết khó tin

Sau khi tung ra cú cắn chí mạng giết chết rắn hổ mang, cầy Mangut cũng phải chịu kết cục bi thảm.

Đăng ngày: 17/04/2022
Vì sao loài rùa có mai?

Vì sao loài rùa có mai?

Rùa một loài bò sát vô cùng kỳ lạ so với những loài bò sát khác, đặc biệt là ở phần mai, vậy vì sao chúng lại có mai? Chúng tiến hóa thế nào?

Đăng ngày: 17/04/2022
Sư tử con bị trăn siết chặt và cái kết khó tin

Sư tử con bị trăn siết chặt và cái kết khó tin

Sau màn giao chiến, sư tử con đã bị trăn siết chặt.

Đăng ngày: 17/04/2022
Mải mê tắm bùn, lợn bướu suýt mất mạng trước sư tử

Mải mê tắm bùn, lợn bướu suýt mất mạng trước sư tử

Một con lợn bướu đang tắm bùn thì bị một con sư tử cái rình rập, áp sát. Mặc dù có được lợi thế song sư tử không thể bắt được con mồi nhanh nhẹn.

Đăng ngày: 15/04/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News