Bí ẩn loài người trỗi dậy từ thế giới "quái thú" tuyệt chủng

Vài trăm nghìn năm trước, thế giới trải qua một thời kỳ khắc nghiệt khiến hàng loạt quái thú dũng mãnh cũng rơi vào tuyệt chủng. Nhưng chính điều đó thúc đẩy sự ra đời của một loài người mới.

Nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Richard Potts, Giám đốc chương trình Nguồn gốc con người của Viện Smithsonian (Mỹ) đã hướng đến thời kỳ bí ẩn kéo dài khoảng 180.000 năm của Trái Đất, khi hồ sơ khảo cổ về "công cụ Acheulean", tức nhóm công cụ đồ đá đặc trưng của 2 loài nổi tiếng thuộc chi người là Homo erectus Homo heidelbergensis, bỗng dưng mất tích.


Các loại công cụ đột ngột thay đổi "180 độ" sau thời gian hồ sơ khảo cổ mất tích, đánh dấu sự ra đời của một loài người khác thông minh và khéo léo hơn - (ảnh: Viện SMITHSONIAN).

Công cụ Acheulean là một bước tiến lớn trong sự tiến hóa của loài người, không ngừng được cải tiến suốt 700.000 năm tồn tại. Thế nhưng vào khoảng 500.000 năm trước, giai đoạn "mất tích" của dạng công cụ này bắt đầu, liên quan đến một giai đoạn biến đổi khí hậu lớn khiến trầm tích xói mòn.

Vào mốc 320.000 năm trước, hồ sơ khảo cổ được tiếp nối khi trầm tích lấp đầy cảnh quan. Nhưng thay cho Acheulean là sự phát triển rộng rãi của một lớp công cụ hoàn toàn mới thuộc về cái gọi là "công nghệ thời đại đồ đá giữa", nhỏ gọn hơn và được chế tạo bởi những bàn tay khéo léo hơn.

Để làm rõ hơn về sự thay thế này, các tác giả đã phối hợp với các nhà địa chất học khoan một lõi trầm tích sâu 139 mét ở khu vực Thung lũng Rift (Kenya), "chiếc nôi" của các loài người. Khoảng thời gian địa chất 1 triệu năm được tái hiện, cho thấy 500.000 trước là thời kỳ vàng son của sự sống, khi nước ngọt và nguồn thức ăn đầy ắp. Nhưng đến 400.000 năm trước, những sự biến động chết chóc liên tục xảy ra. Mất nguồn nước và thức ăn, nhiều loài ăn cỏ lớn tồn tại trong thời Acheulean đã tuyệt chủng.

Từ 360.000 đến 300.0000 năm trước, hồ sơ cổ sinh vật học ghi nhận sự ra đời của nhiều loài ăn cỏ mới bé nhỏ hơn. Đối với chi người cũng thế. Quãng thời gian khắc nghiệt đã khiến chi Người biến đổi để tạo ra những cá thể có khả năng thích nghi tốt hơn, nhằm tránh nguy cơ tuyệt chủng. Họ là tác giả của những công cụ mới tiến bộ, xóa sổ những món đồ Acheulean thô sơ. Họ là Homo sapiens - chúng ta.

Nói cách khác, theo các tác giả, chính giai đoạn "địa ngục" khiến hàng loạt "quái thú" cổ đại tuyệt chủng ấy lại đem đến điều may mắn cho chi người. Với khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu tốt, chế độ ăn uống đa dạng, khả năng chế tạo công cụ và tổ chức xã hội linh hoạt..., Homo sapiens trở thành loài người duy nhất còn tồn tại cho đến ngày nay dù khi tổ tiên chúng ta ra đời, chi Người (Homo) từng có đến 8-9 loài người khác nhau.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ

Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ

Phân tích của nghiên cứu cho thấy lượng mưa hàng năm giảm mạnh và độ ẩm giảm đã góp phần gây ra hạn hán và chấm dứt nền văn minh Maya.

Đăng ngày: 01/04/2025
Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Đăng ngày: 30/03/2025
Những điều chưa biết về khủng long

Những điều chưa biết về khủng long

Khủng long chính là 1 trong những sinh vật cổ đại nổi tiếng nhất trên Trái Đất, với vô vàn bí ẩn thú vị đang dần được khám phá đến tận ngày nay.

Đăng ngày: 29/03/2025
Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt

Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Đăng ngày: 28/03/2025
Đi câu cá dưới sông, người nông dân vô tình vợt được

Đi câu cá dưới sông, người nông dân vô tình vợt được "quốc bảo" rùa "kỳ bí" với 4 mũi tên cắm lưng

Lần đầu tiên một quốc bảo là con rùa bằng đồng với 4 mũi tên và 32 chữ khắc trên lưng có niên đại hơn 3000 năm lịch sử lại gây chú ý của giới khảo cổ.

Đăng ngày: 17/03/2025
Vì sao Trung Quốc chưa dám khai quật tiếp lăng mộ Tần Thủy Hoàng?

Vì sao Trung Quốc chưa dám khai quật tiếp lăng mộ Tần Thủy Hoàng?

Theo Ancient Origins, 2.200 năm trước, hoàng đế Tần Thủy Hoàng là người đầu tiên thống nhất Trung Hoa, sau thời Chiến quốc khói lửa.

Đăng ngày: 12/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News