Bí ẩn người thợ máy thiên tài và cỗ máy làm đông cứng thời gian

Tung tích của người thợ máy thiên tài và cỗ máy thời gian của ông cho tới nay vẫn là bí ẩn mà nhiều người cho rằng chỉ quân đội Israel mới nắm rõ.

Các nhà khoa học trong nhiều nhiều thế kỷ qua vẫn đang đau đáu tìm ra đáp án cho câu hỏi tồn tại hay không một cỗ máy du hành thời gian. Vào những năm 80 thế kỷ trước, nhiều người tin rằng một thợ máy tới từ Canada chứ không phải nhà vật lý hay nhà phát minh thiên tài nào đã giải được bài toán hóc búa này. 

Sid Hurwich, sinh năm 1918 là một thợ sửa chữa thiết bị, 1 người Do Thái sống ở Toronto Canada. Ngay từ khi còn nhỏ, Hurwich đã rất hứng thú với việc lắp ráp máy móc. Tới khi trưởng thành, Hurwich nổi tiếng là người vạn năng có thể sửa được mọi thứ bị hỏng. 

Năm 1934, Hurwich nổi danh khắp Canada khi trở thành thợ sửa chữa thiết bị tư nhân đầu tiên. Tay nghề của ông giỏi tới nỗi một công ty điện lực địa phương phải tìm cách đưa ra ông ra khỏi quân ngũ để phát triển cơ hạ tầng của tiện ích điện công cộng. 

Bí ẩn người thợ máy thiên tài và cỗ máy làm đông cứng thời gian
Sid Hurwich. (Ảnh: MTE).

Với tiếng tăm của mình, Hurwich nhanh chóng gom tiền để mở 2 công ty cá nhân. Tuy nhiên sau một lần bị trụy tim khi mới 36 tuổi, ông quyết định nghỉ hưu. 

Mặc dù vậy, Hurwich vẫn tiếp tục nghiên cứu các thiết bị khác nhau cho tới khi phát minh ra một thiết bị mà nhiều người khẳng định có thể "đóng băng" hoặc thay đổi thời gian. Cỗ máy này cũng có khả năng thao túng các vật thể ở khoảng cách xa. 

Năm 1969, khi làn sóng cướp ngân hàng quét qua Toronto, Hurwich liên hệ với cảnh sát, đề nghị họ sử dụng cỗ máy của mình để bắt cướp. 

Tờ Vancouver Sun Times dẫn lại lời của một viên sỹ quan kể lại rằng ông Hurwich đã "đóng băng" khẩu súng của ông này để chứng minh tính hiệu quả của cỗ máy. 

"Ông ấy đóng băng khẩu súng của tôi. Tôi không thể kéo cò, không thể nhấc nó lên khỏi bàn", viên sỹ quan thuật lại. 

Khi đó, ông Hurwich giải thích về cơ chế hoạt động của cỗ máy thời gian của mình, cách nó làm thời gian bị ngưng đọng trong 25 phút khiến cho khẩu súng rơi vào tình trạng như vậy. 

Câu chuyện này sau đó đến tai quân đội Isreal. Họ được cho là đã liên lạc, thuyết phục người thợ máy Canada chuyển giao cho họ cỗ máy này. 

Trong một bài báo đăng tải năm 1977, tờ Foreign Report của Anh mô tả về cỗ máy của ông Hurwich như thiết bị phóng ra các tia điện thay đổi cấu trúc tự nhiên của trường điện tử và trọng tâm của các loại thiết bị, vũ khí. "Nhờ nguyên lý của Hurwich, các chùm tia tập hợp lại thành một màng chắn bảo vệ toàn bộ khu vực khỏi bom và tên lửa", tờ này viết. 

Tuy nhiên, nhiều người vẫn bán tin bán nghi về câu chuyện. Họ cho rằng nếu sở hữu loại thiết bị có thể tạo ra tấm khiên chắn bom, đạn, đóng băng vũ khí hoặc thậm chí làm chậm hay ngưng đọng thời gian, quân đội Israel sẽ trở nên bất khả chiến bại chứ không phải chịu nhiều thương vong trong nhiều thập kỷ xung đột ở khu vực Trung Đông.

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng kể cả khi quân đội Israel có sử dụng cỗ máy này thì nó cũng là con dao 2 lưỡi. Nó có thể đong băng vũ khí của kẻ thù, tức là nó cũng sẽ đóng băng vũ khí của người sử dụng thiết bị. 

Trong cuốn True Time Travel Stories, tác gia Bull Bullantant cho rằng nhược điểm đó khiến thiết bị này chỉ được sử dụng để vô hiệu hóa radar và thiết bị điện tử của đối phương, chứ không thể đem ra dùng trong các cuộc đối đầu trực tiếp. 

Rất nhiều người sau đó vẫn tiếp tục bàn tán về cỗ máy kỳ lạ này nhưng trong nhiều năm qua, không hề có bất cứ câu chuyện nào kể về nó sau bài báo xuất bản năm 1977 trên tờ Vancouver Sun Times. 

Những gì xảy ra sau đó với ông Hurwich cũng không rõ ràng. Đến khi ông qua đời, không ai có thể tìm thấy cáo phó với bất cứ thông tin nào của ông, như thể ông đã bốc hơi không một chút dấu vết. 

Trong một lần kể về phát minh của mình với cảnh sát, Sid nói rằng cỗ máy của ông không phải là một phát minh mới. 

"Nó được thiết kế dựa trên các nguyên lý đã được biết đến. Tôi bất chợt nghĩ về nó vào một ngày. Khi nghe về các vụ cướp ngân hàng, tôi biết nó có thể giúp ích”, ông nói. 

Loading...
TIN CŨ HƠN
Georges Lemaitre - Nhà khoa học vĩ đại thế kỷ 20 đến Einstein cũng nể phục

Georges Lemaitre - Nhà khoa học vĩ đại thế kỷ 20 đến Einstein cũng nể phục

Georges Lemaitre vừa là một thầy tu vừa là một nhà khoa học. Ông có nhiều đóng góp cho khoa học và được coi là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ 20.

Đăng ngày: 25/06/2019
Hành trình của nữ khoa học gia tên lửa được

Hành trình của nữ khoa học gia tên lửa được "khuyên" không nên vào đại học

Cô bé Sylvia Acevedo lớn lên trên một con phố bẩn thỉu ở bang New Mexico, Mỹ. Ông bà, cha mẹ em là người nhập cư và cuộc sống của họ từng trải qua giai đoạn lo được ngày nào hay ngày đó, vô cùng chật vật.

Đăng ngày: 29/05/2019
Sự ra đời của kính hiển vi

Sự ra đời của kính hiển vi

Kể từ khi kính hiển vi xuất hiện vào khoảng thập niên 1590, chúng ta bắt đầu nhìn thấy thế giới của những sinh vật cực kỳ nhỏ bé sống trong nước, thức ăn và thậm chí ngay trong cơ thể chúng ta.

Đăng ngày: 21/05/2019
Nữ kỹ sư trẻ tuổi và tham vọng tạo ra điện không phát thải carbon

Nữ kỹ sư trẻ tuổi và tham vọng tạo ra điện không phát thải carbon

Tham vọng của nữ kĩ sư trẻ tuổi là dùng phản ứng hạt nhân để tạo ra điện không phát thải carbon với chi phí rẻ hơn than và cực kỳ thân thiện với môi trường.

Đăng ngày: 17/05/2019
Cái chết của một cô gái vô danh ở Paris đã dạy chúng ta: Sự sống có thể truyền lại qua những nụ hôn

Cái chết của một cô gái vô danh ở Paris đã dạy chúng ta: Sự sống có thể truyền lại qua những nụ hôn

Trớ trêu thay, không ai biết tên cô ấy. Tất cả chúng ta không hề biết chút gì ít gì về lý lịch của cô. Dòng đời đã xô đẩy một cô gái trẻ đến Paris như thế nào, và tại sao lại khiến cô ấy chết đuối trong dòng nước sông Seine?

Đăng ngày: 24/04/2019
Lịch sử 600 năm của chiếc kính cận

Lịch sử 600 năm của chiếc kính cận

Thế kỷ 13, châu Âu đã có kính lồi cầm tay để khắc phục viễn thị nhưng phải đến 200 năm sau, kính cho người cận thị mới xuất hiện.

Đăng ngày: 22/04/2019
Cô gái 29 tuổi này là người giúp tìm ra lỗ đen chấn động thế giới

Cô gái 29 tuổi này là người giúp tìm ra lỗ đen chấn động thế giới

Katie Bouman tham gia phát triển thuật toán được sử dụng cho Kính thiên văn Event Horizon, hệ thống chụp được hình ảnh đầu tiên về hố đen vũ trụ.

Đăng ngày: 12/04/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News