Bí ẩn những hành tinh có một "mẹ" từ thiên hà khác

Từ lâu, giới thiên văn học đã phải đối mặt với hiện tượng khó hiểu là sự hỗn độn và dư thừa khí kỳ lạ của Milky Way – thiên hà chứa Trái đất.

Mới đây, một nhóm khoa học đa quốc gia đã sử dụng dữ liệu 10 năm từ Máy quang phổ vũ trụ (COS) của Kính viễn vọng không gian Hubble (NASA) và phát hiện ra những "bóng ma" âm thầm xâm nhập thiên hà của chúng ta.


Sơ đồ các đám mây khí ra và vào thiên hà Milky Way - (ảnh: NASA/ESA/D. Player).

Họ phát hiện ra rằng lượng khí đi vào thiên hà của chúng ta nhiều hơn hẳn lượng khí thoát ra. Tức những thứ đi vào thiên hà của chúng ta ngoài lượng khí đã bị đẩy ra và quay lại, còn có sự hiện diện của những kẻ ngoại lai.

Theo nhà nghiên cứu Philipp Richter từ Đại học Potsdam (Đức), đồng tác giả của nghiên cứu, sự mất cân bằng này có thể đến từ những luồng khí xâm nhập từ thế giới khác vào thiên hà. Đó là những đám khí lang thang trong môi trường liên sao và cả khí từ thiên hà khác bị Milky Way "quyến rũ".

Với kích thước to lớn hơn hầu hết "hàng xóm", thiên hà chứa trái đất đã dùng lực hấp dẫn của mình để quét khí từ các thiên hà lân cận.

Nhưng thành phần bị hấp dẫn này có giá trị rất lớn với Milky Way, vì đã trở thành một trong những "người mẹ" của các ngôi sao và hành tinh mới ra đời trong thiên hà chúng ta. Sự tuần hoàn khí đã giúp điều chỉnh, cân bằng, phần nào uốn nắn nên những thiên thể sơ sinh đang chập chững chào đời từ các vật chất rời rạc trong thiên hà.

"Nghiên cứu chi tiết về thiên hà của chúng ta cung cấp cơ sở để hiểu thêm các thiên hà trong vũ trụ, và giúp chúng ta nhận ra rằng thiên hà của chúng ta phức tạp hơn tưởng tượng" – ông Richter bình luận.

Nghiên cứu sẽ được công bố chi tiết trên tạp chí khoa học The Astrophysical Journal số sắp tới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 07/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News