Bí ẩn "quái thú" lang thang khắp thế giới cùng những loài người khác

Các nhà khoa học phát hiện ra những loài người cổ 2 triệu năm trước đã chia sẻ mô hình di cư với một trong những quái thú ghê rợn nhất địa cầu.

2 triệu năm trước, biến đổi khí hậu đã khiến những con người đầu tiên rời châu Phi. Nhưng tất nhiên họ không phải Homo sapiens chúng ta, loài vốn chỉ có tuổi đời hơn 300.000 năm. Họ là những loài người khác đã tuyệt chủng. Đi cùng họ, còn có những đàn "quái thú", tuy ngày nay đại diện cho sự chết chóc và hung ác, nhưng từng một thời chung sống hòa bình với con người: linh cẩu.


Linh cẩu từng không hung ác như ngày nay và chung sống hòa bình với những loài người tuyệt chủng - (ảnh: MARK BRIDGE).

Đó là kết quả nghiên cứu của nhóm khoa học gia đứng đầu bởi nhà di truyền học tiến hóa Michael Westbury từ Đại học Copenhagen (Đan Mạch). Các tác giả phát hiện ra rằng trong một thời gian dài, dòng họ linh cẩu nhánh châu Phi đã chia sẻ mô hình di cư với các loài người cổ đại và chúng rất khác biệt so với nhóm linh cẩu Á-Âu; trước khi có sự giao thoa và nhiều bước tiến hóa phức tạp khác để cho ra linh cẩu ngày nay. Những điều này thể hiện qua dòng gene của các con linh cẩu.


Linh cẩu châu Phi từng rất khác biệt trước khi hòa dòng máu với linh cẩu Á-Âu.

Tuy nhiên, giai đoạn chung sống hòa bình này đã kết thúc cùng với sự ra đời của chúng ta, người hiện đại Homo sapiens, vốn gây hại cho sự sinh tồn của linh cẩu. Người hiện đại còn là nguyên nhân tuyệt chủng của một số loài trong họ nhà linh cẩu, ví dụ linh cẩu hang động kỷ băng hà. Linh cẩu vì thế cũng tiến hóa từ lành tính sang hung dữ hơn, song song với sự tiến hóa của loài người.

Ngày mà linh cẩu thực sự biến thành "quái thú", đó là khoảng 100.000 năm về trước, là thời điểm những con người sinh sống ở Ai Cập ngày nay bắt đầu biết xây dựng. Quá trình hóa "quái thú" vì con người cũng có thể diễn ra đối với cả những động vật có vú khác.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Science Advances.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những hình ảnh chân thực nhất về

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"

Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Đăng ngày: 28/04/2025
Động vật rừng Việt Nam (1)

Động vật rừng Việt Nam (1)

Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Ở Việt Nam, do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần Xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiê

Đăng ngày: 28/04/2025
44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

Đăng ngày: 27/04/2025
10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Đăng ngày: 26/04/2025
Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam

Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.

Đăng ngày: 25/04/2025
Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala

Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala

Gấu Koala, hay gấu túi (tên khoa học: Phascolarctos cinereus) là một loài thú có túi ăn thực vật sống tại Úc và là loài vật duy nhất hiện còn sống trong họ Phascolarctidae.

Đăng ngày: 25/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News