Bí ẩn từng khiến Charles Darwin đau đầu được giải mã sau 140 năm
Bí ẩn từng khiến nhà khoa học nổi tiếng Charles Darwin phải đau đầu đã được giải sau 140 năm kể từ khi ông qua đời.
Các chuyên gia Trung Quốc thông báo họ đã tìm thấy hóa thạch nụ hoa lâu đời nhất. Đây có thể là mảnh ghép cuối cùng trong việc chứng minh thực vật có hoa đã tiến hóa sớm hơn hàng chục triệu năm so với suy nghĩ trước đây. Nhóm nghiên cứu hy vọng khám phá của họ sẽ giúp giải mã bí ẩn từng khiến nhà khoa học Darwin phải bối rối.
Charles Darwin chưa từng giải mã được bí ẩn này. (Ảnh: Getty)
Darwin luôn đau đáu suy nghĩ về việc làm thế nào mà thực vật lại tiến hóa nhanh như vậy trong khi hóa thạch hoa lâu đời nhất không quá 130 triệu năm tuổi. Ông chưa từng tìm ra câu trả lời, tuy nhiên hiện tại bí ẩn này hiện tại đã có thể có lời giải.
Năm 2016, các nhà khoa học ở Trung Quốc đã công bố phát hiện ra một hóa thạch "bông hoa hoàn mỹ" có niên đại từ kỷ Jura, cách đây hơn 145 triệu năm. Loài thực vật hóa thạch, được gọi là Euanthus, không chỉ có cánh hoa mà còn có các lá đài, cũng như các bộ phận sinh sản đực và cái, bao gồm một bầu nhụy tương tự như những bông hoa hiện đại.
Hai năm sau, một hóa thạch hoa khác được tìm thấy ở Trung Quốc, và loài hoa này có tên là Nanjinganthus, khoảng 174 triệu năm tuổi. Nó có điểm tương đồng với những bông hoa hiện đại, hạt của nó được bao bọc hoàn toàn trong một buồng trứng. Tuy nhiên, một số người vào thời điểm đó lập luận rằng chúng không phải là thực vật hạt kín, những gì các nhà khoa phát hiện ra quá thô sơ để được coi là hoa.
Nụ hoa hóa thạch mới, được tìm thấy ở Trung Quốc và được đặt tên là Florigerminis jurassica, có thể là những gì mà các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm. Hóa thạch ước tính xuất hiện từ hơn 164 triệu năm trước và ở trong tình trạng bảo quản hoàn hảo. Thân cây không chỉ được kết nối với nụ hoa mà còn với quả và cành lá, điều này là vô cùng hiếm.
Florigerminis jurassica được đánh giá là một phát hiện "có một không hai" và quá trình khám nghiệm ban đầu đã chỉ ra rằng nó là một thực vật hạt kín xuất hiện từ rất sớm.
Các tác giả đã công bố nghiên cứu của họ trên Tạp chí Đặc biệt của Hiệp hội Địa chất London, họ nhấn mạnh rằng kết quả này khiến chúng ta phải "suy nghĩ lại về quá trình tiến hóa của thực vật hạt kín".

Tổ khủng long 193 triệu năm tuổi chứa trứng với phôi nguyên vẹn vừa được phát hiện ở Argentina
Các nhà cổ sinh vật học cũng tìm thấy 80 bộ xương của khủng long Mussaurus gần tổ - chứng tỏ chúng sống thành bầy đàn.

Khám phá mạng xã hội "tổ tiên" 50.000 tuổi của Facebook, TikTok tại châu Phi
Dường như từ hàng chục nghìn năm trước, người dân châu Phi đã tạo ra kết nối xã hội mà không cần Facebook, Twitter, TikTok hoặc bất kỳ nền tảng giao tiếp hiện đại nào.

Nguồn gốc của thủy tinh: Chuyến hành trình về những nền văn minh cổ đại
Người Ai Cập hay Lưỡng Hà, ai có vinh dự sở hữu " bằng sáng chế" cho vật liệu tuyệt vời này?

Phát hiện "cốc cầu vồng" 2.000 năm bằng vàng
Các nhà khoa học tìm thấy 41 đồng xu vàng không có hình khắc, được uốn cong và tồn tại từ cuối thời Đồ Sắt.

Lịch sử thế giới đảo lộn vì hóa thạch người tinh khôn cổ nhất thế giới
Bí mật về Omo I, hài cốt hóa thạch được khai quật giữa tro núi lửa tại Ethiopia năm 1960, vừa được giới khoa học giải mã.

Phát hiện "đại lộ tang lễ" 4.500 năm tuổi ở Saudi Arabia với nhiều ngôi mộ có hình dáng kỳ lạ
Các nhà khoa học phát hiện mạng lưới đường cổ với hàng loạt ngôi mộ tròn hoặc hình mặt dây chuyền bao quanh.
