Lần đầu tiên phát hiện vết thương băng bó trong xác ướp Ai Cập

Ảnh chụp CT của một xác ướp có niên đại hàng thiên niên kỷ đã cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về các phương pháp y học cổ đại.

Lần đầu tiên phát hiện vết thương băng bó trong xác ướp Ai Cập
Xác ướp trẻ em 2.000 năm lưu giữ kỹ thuật băng bó vết thương của người Ai Cập cổ đại. (Ảnh: Elsevier)

Theo nghiên cứu được xuất bản gần đây trên Tạp chí Quốc tế về Cổ sinh vật học, xác ướp được khai quật từ lăng mộ Aline trên ốc đảo Faiyum ở phía tây nam thủ đô Cairo của Ai Cập. Nó thuộc về một bé gái dưới 4 tuổi, chết cách đây khoảng 2.000 năm.

Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính (CT) đã gây bất ngờ cho các nhà khoa học khi tiết lộ một vết thương được băng bó ở phần chân của hài cốt. Đây là bằng chứng đầu tiên về kỹ thuật băng bó vết thương của người Ai Cập cổ đại được lưu giữ bên trong xác ướp.

"Nó cho chúng ta manh mối về cách họ chữa trị cho những bệnh nhân nhiễm trùng hoặc áp xe", tác giả chính của nghiên cứu Albert Zink, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Xác ướp ở Bolzona, Italy, cho biết.

Người Ai Cập cổ đại được cho là có hiểu biết uyên thâm về các phương pháp y học. Từ cách đây hàng thiên niên kỷ, họ đã có những ý tưởng đáng kinh ngạc về cách điều trị bệnh và vết thương.

Lần đầu tiên phát hiện vết thương băng bó trong xác ướp Ai Cập
Ảnh chụp CT cho thấy phần cẳng chân và bàn chân của xác ướp. (Ảnh: Elsevier)

Mặc dù được băng bó cẩn thận, vết thương đã bị nhiễm trùng trước khi nạn nhân qua đời. Kết quả chụp CT cho thấy nó có dấu hiệu mưng mủ. Zink cho biết thêm rằng người Ai Cập cổ đại dường như đã bôi thuốc mỡ hoặc một loại thảo mộc nào đó lên khu vực này để điều trị chứng viêm.

Nhóm nghiên cứu muốn tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân gây nhiễm trùng nhưng điều đó có thể yêu cầu phải mở xác ướp. Một lựa chọn khác là lấy mẫu bằng kim sinh thiết.

"Luôn có những điều bất ngờ khi nghiên cứu về xác ướp. Tôi không nhớ đã kiểm tra bao nhiêu xác ướp trong sự nghiệp khoa học của mình, nhưng luôn có những điều mới mẻ. Tôi thực sự phấn khích về khám khá mới này", Zink chia sẻ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
3 lần đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng

3 lần đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng "hồi sinh": Cứ xuất hiện là rúng động dư luận

Câu chuyện về 3 lần 'hồi sinh' của những chiến binh đất nung cụ thể là gì? Và có cách giải thích nào cho bí ẩn này?

Đăng ngày: 16/01/2022
Bất ngờ phát hiện 'bằng chứng cổ xưa nhất' có thể thay đổi cả lịch sử loài người

Bất ngờ phát hiện 'bằng chứng cổ xưa nhất' có thể thay đổi cả lịch sử loài người

Các nhà nghiên cứu đã vô cùng sửng sốt khi phát hiện ra những dấu tích lâu đời nhất có khả năng sẽ kéo dài dòng thời gian của nhân loại thêm 30.000 năm.

Đăng ngày: 16/01/2022
Bộ áo giáp bằng vảy da quý hiếm được phát hiện ở khu lăng mộ Trung Quốc

Bộ áo giáp bằng vảy da quý hiếm được phát hiện ở khu lăng mộ Trung Quốc

Khoảng 2.500 năm trước, một người đàn ông ở Tây Bắc Trung Quốc được chôn cất với bộ áo giáp làm từ hơn 5.000 vảy da.

Đăng ngày: 14/01/2022
Phát hiện

Phát hiện "kinh hoàng" trong hố phân các dinh thự giàu có nhất Jerusalem cách đây 2700 năm

Các nhà nghiên cứu Israel gần đây đã phát hiện ra rằng những cư dân giàu có nhất thành Jerusalem cổ đại đã mắc phải một loại ký sinh trùng đường ruột do vấn đề vệ sinh.

Đăng ngày: 14/01/2022
Tìm ra

Tìm ra "ma dược điều khiển tâm trí" từ di tích ngàn năm ở Peru

Các câu chuyện nhuốm màu kỳ bí về Peru cổ xưa từng nói đến khả năng điều khiển tâm trí các chiến binh và thần dân của vua chúa và các quý tộc.

Đăng ngày: 13/01/2022
Bí ẩn về 11 cuộc đại tuyệt chủng trên Trái đất và tiên đoán về sự kiện thứ 12

Bí ẩn về 11 cuộc đại tuyệt chủng trên Trái đất và tiên đoán về sự kiện thứ 12

Tính đến thời điểm hiện tại, những sự kiện mang tính diệt vong vẫn ẩn chứa vô vàn bí ẩn mà con người chưa thể khám phá hết.

Đăng ngày: 13/01/2022
Con người đã biết thưởng thức phô mai và bia từ cách đây 2700 năm trước

Con người đã biết thưởng thức phô mai và bia từ cách đây 2700 năm trước

Bia và phô mai là sự kết hợp không gì quá lạ, mà ngược lại còn rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.

Đăng ngày: 12/01/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News