Bí ẩn về những người "sinh ra để ngủ trưa"
Một nghiên cứu mới dựa trên thông tin di truyền của hàng trăm nghìn người cho thấy một số người sinh ra đã cần ngủ nhiều hơn bình thường.
Những người ngủ nhiều thường có biểu hiện hay uể oải, mệt mỏi và bị coi là lười biếng. Người có giấc ngủ kéo dài, ngủ nhiều thường gặp nhiều lo lắng vì cho rằng sức khoẻ không tốt. Tuy nhiên, tình trạng này không hoàn toàn do lối sống, tình trạng sức khoẻ hay do tính lười.
Một số người từ khi sinh ra đã cần ngủ nhiều hơn những người khác.
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts đã tiết lộ rằng một số người từ khi sinh ra đã cần ngủ nhiều hơn những người khác và một số người "sinh ra để ngủ".
Các nhà nghiên cứu đã phân tích thông tin di truyền của khoảng 452.633 người để đưa ra kết luận. Những người tham gia nghiên cứu chia sẻ thông tin về tần suất ngủ trưa trong ngày. Họ có ba lựa chọn là không bao giờ hay hiếm khi, thỉnh thoảng và thường xuyên.
Tiến sĩ Hassan Dashti, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: "Việc ngủ trưa vẫn còn có nhiều tranh cãi, điều quan trọng là tìm ra nguyên nhân về mặt sinh học để trả lời cho câu hỏi tại sao cần ngủ trưa nhiều".
Để đi đến kết quả chính xác, nhóm nghiên cứu đã cung cấp cho những người tham gia chiếc máy theo dõi hoạt động, máy đo gia tốc để ghi lại dữ liệu giấc ngủ.
Trong quá trình phân tích dữ liệu, các nhà khoa học đã tìm thấy ba cơ chế về ngủ trưa.
Hai cơ chế đầu tiên cho thấy những người ngủ trưa vào ban ngày vì đơn giản là họ bị thiếu ngủ suốt đêm hoặc phải thức dậy quá sớm. Một cơ chế khác cho thấy những người ngủ trưa nhiều vì cơ thể họ cần ngủ lâu hơn mà không có lý do.
Hassan Dashti cho biết: "Kết quả này cho chúng ta thấy rằng giấc ngủ trưa có được liên quan đến mặt sinh học, đó không chỉ là một hành vi lựa chọn hay ảnh hưởng của môi trường".
Dữ liệu nghiên cứu cho thấy 123 vùng trong bộ gen người có liên quan đến giấc ngủ trưa, hầu hết trong số đó có ở người buồn ngủ. Một số đặc điểm di truyền liên quan đến ngủ trưa và các vấn đề sứa khoẻ khác bao gồm cao huyết áp. Một số gen ngủ trưa khác có liên quan đến một loại neuropeptide có tên là orexin có vai trò trong việc duy trì sự tỉnh táo ở người.
Kết quả cuối cùng của nghiên cứu vẫn chưa được công bố vì các nhà khoa học muốn tiếp tục tìm hiểu về mối tương quan giữa giấc ngủ ngắn và các vấn đề sức khỏe.

Kinh ngạc kỹ thuật cổ xưa lấy gỗ có một không hai của người Nhật
Không cần chặt cây vẫn lấy được gỗ, kỹ thuật cổ xưa của người Nhật khiến thế giới kinh ngạc

Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà
Không khó để thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và kết quả thú vị là những thứ bạn sẽ được trải nghiệm thông qua thí nghiệm khoa học đơn giản trong bài viết này.

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?
Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...

Thời đi học của các thiên tài thế giới
Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

8 siêu năng lực "quái dị" của cơ thể mà bạn chưa bao giờ nhận ra
Các bạn biết không, thực sự cơ thể của chúng ta kỳ diệu hơn các bạn nghĩ rất nhiều. Chúng ta có những "siêu năng lực" và vẫn sử dụng chúng hàng ngày, nhưng lại chưa bao giờ nhận ra điều đó.

Sau hơn 2.000 năm, bí ẩn cánh cửa địa ngục được hé mở
Hai ngàn năm trước, các du khách cổ đại đã đến một ngôi đền Hi Lạp-La mã ở Hierapolis (ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ), nằm bên trên một chiếc hang được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới bên kia.
