Người Tây Tạng mang "siêu năng lực" từ một loài người khác!
Công trình được thực hiện bởi nhóm khoa học gia từ Đại học California ở Davis (UC Davis), vừa công bố trên tạp chí khoa học Trends in Ecology and Evolution.
Nghiên cứu cho thấy người Denisovans đã đến với cao nguyên Tây Tạng từ 160.000 năm về trước và đã có tới 2 thời kỳ cộng đồng Denisovans lẫn cộng đồng Homo sapiens (tức loài người hiện đại chúng ta) có sự giao lưu, nảy sinh các cuộc hôn phối dị chủng.
Người Tây Tạng sống cực kỳ khỏe mạnh ở nơi khắc nghiệt và thiếu oxy nhờ thừa hưởng "siêu năng lực" từ một loài người đã tuyệt chủng - (Ảnh: Adobe Stock)
Những vị tổ tiên khác loài đã truyền lại một số gene đặc biệt cho những người con gái mang 2 dòng máu. Những người phụ nữ này tiếp tục mang nguồn gene quý truyền cho các thế hệ Homo sapiens Tây Tạng sau này, duy trì cho đến nay - khoảng 20.000 - 30.000 năm sau khi các vị tổ tiên khác loài bị tuyệt chủng.
Những gene này cho phép người Tây Tạng có khả năng thích ứng với độ cao, thở tốt, sống khỏe với lượng oxy rất thấp trên cao nguyên Tây Tạng và là những gene độc nhất vô nhị, không cộng đồng Homo sapiens nào khác có được. Tây Tạng nổi tiếng là một vùng cao nguyên khắc nghiệt, nơi hầu hết người ngoài tìm đến đều gặp rắc rối sức khỏe nghiêm trọng do thiếu oxy.
Theo tờ Phys.org, yếu tố chính tạo ra siêu năng lực chính là gene Endothelia Pas1 (EPAS1), giúp cải thiện đáng kể sự lưu thông oxy trong máu, phổ biến ở người Tây Tạng và nữ giới Siberia hiện đại. Một phiên bản cổ đại rất giống gene này đã được tìm thấy khi các nhà khoa học tìm được DNA ti thể, chiết xuất từ xương ngón tay cái của một thiếu nữ Denisovans được phát hiện ở dãy núi Altai, Siberia.
Theo Acient Origins, nác bằng chứng định cư cho thấy người Denisovans đã chiếm lĩnh cao nguyên Tây Tạng từ 160.000 năm trước, trong khi người hiện đại lần lượt đến theo 3 nhóm, vào các thời điểm 40.000, 16.000 và 8.000 năm trước. Chính nhóm Homo sapiens đầu tiên đến Tây Tạng đã được truyền cho "siêu năng lực" này.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.
