Bị bệnh da liễu vì điện thoại kiểu cũ
Những người đang sử dụng điện thoại kiểu cũ giờ đây đã có lý do để đổi máy mới: theo nghiên cứu mới, những kiểu điện thoại bàn phím cổ điển như Blackberry dễ chứa niken (kền), một kim loại gây nên chứng phát ban như eczema, hơn các mẫu điện thoại cảm ứng.
Các bác sĩ chuyên khoa da liễu và dị ứng đã cảnh báo về các vấn đề của da liên quan đến điện thoại từ 10 năm trước, khi các bệnh nhân nhập viện với những vết lốm đốm đỏ, khô, ngứa, sưng phồng dọc xương gò má, quai hàm và tai. Các bác sĩ đã tìm ra rằng, những nốt phát ban này có xu hướng tự biến mất nếu bệnh nhân ngừng sử dụng điện thoại di động.
Rất nhiều báo cáo về các trường hợp tương tự có liên hệ tới dị ứng chất kiềm trên điện thoại di động, hội chứng này ảnh hưởng tới 17% phụ nữ và 3% nam giới. Các vấn đề về da liên quan tới loại dị ứng này thường gây nên do khuyên tai hoặc các loại đồ trang sức như đồng hồ đeo tay, khóa thắt lưng, mạ răng và trang điểm.
Điện thoại có dùng vật liệu Niken có thể gây bệnh ngoài da cho chủ sở hữu
Để khẳng định giả thiết một số loại điện thoại ảnh hưởng nặng hơn những loại khác, các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện ĐH Winthrop, Mineola, New York, đã thử nghiệm tổng cộng 72 chiếc điện thoại của 5 nhãn hiệu và 16 mẫu khác nhau. Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra vỏ bọc của từng chiếc điện thoại với một dụng cụ phát hiện kền đặc biệt ở 5 vị trí như bàn phím và loa.
Không có mẫu iPhone hay Android nào phản ứng dương tính với niken, trong khi đó chất này lại được tìm thấy trên gần 30% điện thoại Blackberry và 90% điện thoại dùng bàn phím, gồm 6 loại của Samsung và cả 9 loại của LG. Nguyên tố coban, một kim loại khác có thể gây dị ứng, cũng phổ biến trên điện thoại phím, dù nó không thông dụng như niken.
Các nhà sản xuất điện thoại giờ đây đã sử dụng các chất liệu nhẹ hơn như nhựa hay đồng để tạo tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Theo Luz Fonacier, trưởng khoa dị ứng Bệnh viện ĐH Winthrop, “đối với những người dị ứng nikel, có thể điều này lại biến thành việc tốt”.
Hơn 230 triệu người dân Mỹ đang sử dụng điện thoại di động. Nikel có thể được tìm thấy trong hầu hết các loại điện thoại nhưng chỉ thỉnh thoảng mới được gắn vào các phần bên ngoài, thường là quanh các nút bấm và bàn phím. Theo ông Fonacier, điều đó giải thích tại sao không có nikeo trên màn hình cảm ứng của iPhones và Android.
Jeannette Graf, bác sĩ da liễu tại trường Dược Mount Sinai, New York, cho rằng các trường hợp dị ứng điện thoại di động là cực kỳ hiếm nhưng không phải là chưa từng xảy ra đối với những người từng bị dị ứng niken.
Những người sử dụng điện thoại di động nếu nghi ngờ mình bị dị ứng niken cần tới gặp bác sĩ để kiểm tra. Các phương pháp chữa đơn giản có thể áp dụng như chọn một loại điện thoại khác, sử dụng tai nghe không dây hay mua một vỏ bọc nhựa cho điện thoại.

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết
Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?
Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

20 tác dụng thú vị của chanh tươi
Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết
Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền
Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

10 điều bạn cần biết về đậu phụ
Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.
