Bi kịch của đảo Delos - nơi lưu giữ những tàn tích Hy Lạp và La Mã cổ đại
Mối đe dọa lớn nhất đối với di sản thế giới Delos là hiện tượng xâm nhập mặn khi nước biển xâm nhập bào mòn nền móng của các công trình cổ đại, khiến chúng sụp đổ dần.
Trên hòn đảo Delos thanh bình, những tàn tích uy nghi của nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại đang phải đối mặt với nguy cơ bị xóa sổ do biến đổi khí hậu.
Cách không xa đảo Mykonos, di sản thế giới Delos được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận này hiện đang chìm dần xuống biển Aegean.
Đảo Delos chìm dần xuống biển do hiện tượng xâm nhập mặn. (Nguồn: Greeka).
Nơi đây từng là một trong những khu di tích quan trọng nhất của thế giới Hy Lạp và La Mã cổ đại, với những công trình kiến trúc 2.000 năm tuổi mang đến cái nhìn độc đáo về đời sống thường nhật của người cổ đại.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo rằng mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu có thể khiến Delos biến mất hoàn toàn chỉ trong vài thập kỷ tới.
Bà Veronique Chankowski, người đứng đầu Trường Khảo cổ Athens (EFA) của Pháp, cho biết Di tích Delos rất có thể sẽ bị nhấm chìm xuống biển Aegean trong vòng 50 năm tới đây.
Mối đe dọa lớn nhất đối với Delos là hiện tượng xâm nhập mặn. Nước biển xâm nhập bào mòn nền móng của các công trình cổ đại, khiến chúng sụp đổ dần.
Tình trạng này càng trở nên trầm trọng vào mùa Đông khi sóng biển dữ dội tràn vào các khu vực ven biển.
Bà Chankowski cho biết, mực nước biển đã tăng tới 20m ở một số nơi trên đảo trong thập kỷ qua, khiến tình hình trở nên trầm trọng hơn.
Để bảo vệ Delos, một số dầm đỡ bằng gỗ đã được triển khai để giúp một số bức tường có hiện tượng bị ăn mòn không bị sụp đổ.
Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, đòi hỏi nhà chức trách cần nghiên cứu những biện pháp lâu dài và toàn diện hơn.
Một nghiên cứu từ Đại học Aristotle ở thành phố Thessaloniki (Hy Lạp) cho thấy rằng, nhiệt độ và độ ẩm tăng cao có thể làm thay đổi thành phần hóa học của vật liệu được sử dụng trong các di tích di sản văn hóa.
Ngoài ra, các hoạt động du lịch trong những tháng Hè cũng đặt ra một thách thức khác do sự thiếu ý thức của khách tham quan.
Trước tình hình này, nhà khảo cổ học Athena-Christiana Loupou đã kêu gọi cần triển khai hành động khẩn cấp để bảo vệ di sản quý giá này.

Phát hiện siêu quái thú 40 tấn, xương làm thủng cả đường nhựa
Những phần xương của con quái thú 90 triệu năm tuổi nặng tới nỗi gây ra tai nạn cho xe chuyên chở; khúc xương rơi khỏi xe không những không sứt mẻ mà còn làm thủng cả mặt đường.

Vì sao Trung Quốc chưa dám khai quật tiếp lăng mộ Tần Thủy Hoàng?
Theo Ancient Origins, 2.200 năm trước, hoàng đế Tần Thủy Hoàng là người đầu tiên thống nhất Trung Hoa, sau thời Chiến quốc khói lửa.

Khai quật được ngôi mộ vỏn vẹn 31m2 nhưng vàng ở đâu cũng có
Cho đến nay, ngôi mộ kỳ lạ với diện tích nhỏ bé nhưng bên trong chứa nhiều bảo vật trị giá lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng vẫn được các nhà khảo cổ học nhắc tới như một phát hiện sửng sốt nhất.

Dấu vết mộ cổ chứng minh Chúa Jesus từng có vợ và con trai
Mới đây, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra điều mới lạ trong khu mộ chúa Jesus tại Jerusalem. Kết quả nghiên cứu hé lộ răng Chúa Jesus từng có vợ và một người con trai có tên là Judah.

Phục dựng thành công 3 khuôn mặt của người Trung Cổ
Chuyên gia Scotland quét 3D hộp sọ của một phụ nữ trẻ, linh mục và giám mục rồi dùng AI để tái tạo những khuôn mặt sống động như thật.

Tìm thấy thanh kiếm khổng lồ dài 2,37m ở cố đô Nhật Bản
Thanh kiếm được khai quật từ gò mộ Tomiomaruyama Kofun, Nhật Bản khiến giới khảo cổ ấn tượng vì độ dài và thiết kế chưa từng thấy trước đây.
