Điều gì khiến Saqqara trở thành nghĩa địa lớn nhất Ai Cập cổ đại?

Người Ai Cập cổ đại đã chôn người chết ở vùng đất Saqqara linh thiêng từ hàng nghìn năm trước. Vì sao nơi đây lại quan trọng với họ như vậy?

Saqqara là giấc mơ của các nhà khảo cổ học, là ngôi nhà của vô số xác ướp, mộ Ai Cập cổ đại và hàng chục kim tự tháp. Mỗi năm, các nhà nghiên cứu lại phát hiện ra những hiện vật mới ở đây, trong đó có mặt nạ xác ướp, các bản cổ tự của cuốn Ai Cập sinh tử kỳ thư, hay là Sách của người chết, và cả những xưởng ướp xác.


Kim tự tháp bậc thang của pharaoh Djoser được xây dựng ở Saqqara (Ảnh: Shanna Baker/Getty Images).

Vì sao thành phố này lại được ưa thích để phục vụ người chết như vậy? Nhà nghiên cứu Ai Cập cổ đại Nico Staring ở Trường đại học Liege, Bỉ, nói rằng qua thời gian có rất nhiều lý do khác nhau để người Ai Cập cổ đại chôn người chết ở đây.

Lý do đầu tiên là nơi đây gần với thành phố Memphis, thủ đô của Ai Cập suốt một thời đại lâu dài trong lịch sử, một trung tâm hành chính, tôn giáo, nơi thờ tự nhiều vị thần của Ai Cập.

Saqqara được coi là một phần của đời sống đô thị Memphis. Cư dân ở Memphis qua nhiều giai đoạn lịch sử vẫn coi Saqqara là nghĩa địa gắn bó chặt chẽ với thành phố Memphis.


Một lăng mộ thời Vương quốc Cổ đại ở Saqqara. (Ảnh: Nick Brundle/Getty Images).

Saqqara cũng trở thành nơi tôn nghiêm vì một số pharaoh Ai Cập đầu tiên đã chọn xây dựng lăng mộ của mình ở đây.

Trong triều đại thứ hai (khoảng năm 2800 đến 2650 trước Công nguyên), các pharaoh Hotepsekhemwy, Reneb và Ninetjer đều xây lăng mộ của mình ở đây. Pharaoh Djoser thuộc triều đại thứ ba cũng xây lăng mộ bậc thang nổi tiếng của mình ở Saqqara.

Một số pharaoh khác như Userkaf, Unas và Djedkare Isesi thuộc triều đại thứ năm cũng xây kim tự tháp ở nơi này.

Khi các pharaoh được chôn cất, rất nhiều các quan trong triều đình cũng xây dựng lăng mộ của mình ở gần đó.

Ngay cả đến thời Tân Vương quốc (khoảng năm 1550 đến 1070 trước Công nguyên) khi các pharaoh được chôn cất ở Thung lũng các nhà vua cách đó khoảng 483 km, nhiều quan lại vẫn muốn được chôn ở Saqqara.

Lý do là vì ý nghĩa lịch sử của nơi này và mối liên kết với các vị thần Ai Cập. Mặc dù các pharaoh được chôn ở Thung lũng các nhà vua ở Thebes, nhưng những quan lại quan trọng nhất trong triều vẫn xây lăng mộ của mình ở Saqqara - nơi được coi là "nhà" của nhiều nhân vật quan trọng thuộc những đời trước đó và của các vị thần như là thần chết Sokar.

Huyền thoại sống

Không chỉ là nghĩa địa cổ đại, Saqqara vẫn tiếp tục là nơi được lựa chọn để chôn cất người chết vào thời nay, dù số lượng ít hơn nhiều.

Tầm quan trọng của Saqqara giảm đi đáng kể khi Cơ đốc giáo trở thành tôn giáo chính ở Ai Cập vào thế kỷ IV và V, nhưng ngay cả khi tôn giáo đa thần của Ai Cập suy tàn, Saqqara vẫn được nhiều người lựa chọn làm nơi yên nghỉ, ví dụ như Tu viện Coptic của nhà tiên tri Jeremiah được xây ở đây vào thế kỷ V.

Ngày nay, Saqqara là nơi được rất nhiều nhà khảo cổ học cũng như khách du lịch ghé thăm. Nó là nơi của người sống chứ không còn của người chết nữa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chấn động hóa thạch người 86.000 tuổi “thay đổi lịch sử nhân loại” ở Lào

Chấn động hóa thạch người 86.000 tuổi “thay đổi lịch sử nhân loại” ở Lào

Hài cốt hóa thạch từ hai cá thể Homo sapiens ở hang Tam Pà Ling đã thách thức lý thuyết lâu đời về làn sóng di cư đầu tiên của loài chúng ta khỏi châu Phi 50.000-60.000 năm trước.

Đăng ngày: 22/06/2025
Bé gái bất ngờ nhặt được dao cổ 3.700 tuổi khi chơi trong trường học

Bé gái bất ngờ nhặt được dao cổ 3.700 tuổi khi chơi trong trường học

Phát hiện này là một điều kỳ lạ hiếm có, vì chiếc dao được tìm thấy đơn lẻ, không có đồ vật đi kèm và được làm bằng đá không có nguồn gốc từ Na Uy.

Đăng ngày: 21/06/2025
Phát hiện cô gái Ai Cập mang khuôn mặt vàng ròng, cơ thể nguyên vẹn sau 3.000 năm

Phát hiện cô gái Ai Cập mang khuôn mặt vàng ròng, cơ thể nguyên vẹn sau 3.000 năm

Các nhà khoa học Ai Cập đã tìm được một kho báu vô song ngay gần lăng mộ Vua Tut huyền thoại, bao gồm một kim tự tháp thờ nữ hoàng bí ẩn và hơn 300 xác ướp nguyên vẹn, xa hoa.

Đăng ngày: 20/06/2025
Phát hiện mới nhất về loài cây có hoa đầu tiên trên thế giới

Phát hiện mới nhất về loài cây có hoa đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện loài cây có hoa đầu tiên trên Trái đất, Montsechia Vidalii, sống cách đây khoảng 125-130 triệu năm.

Đăng ngày: 20/06/2025
Lục địa mất tích được tìm thấy sau 375 năm

Lục địa mất tích được tìm thấy sau 375 năm

Các nhà khoa học phải mất 375 năm để khám phá ra lục địa thứ tám của thế giới.

Đăng ngày: 20/06/2025
Thành cổ nghìn năm nằm sâu dưới đáy hồ nước sạch nhất Trung Quốc

Thành cổ nghìn năm nằm sâu dưới đáy hồ nước sạch nhất Trung Quốc

Năm 2009, người ta phát hiện ở hồ Thiên Đảo có một số di chỉ văn hóa và mộ cổ, trải dài từ các thời kỳ xa xưa như Đồ đá, Xuân Thu Chiến Quốc...

Đăng ngày: 19/06/2025
Nhật ký cổ đại hé lộ quá trình xây Đại kim tự tháp Giza

Nhật ký cổ đại hé lộ quá trình xây Đại kim tự tháp Giza

Nhật ký từ 4.500 năm trước của một đội trưởng tham gia xây Đại kim tự tháp Giza mô tả chi tiết hoạt động hàng ngày, tiền công và bữa ăn của công nhân dưới trướng.

Đăng ngày: 19/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News