Bí kíp chống nóng ngày hè giúp trẻ tránh bệnh

Theo bác sĩ Trần Văn Học, Bệnh viện Nhi Trung ương, mấy ngày gần đây, mặc dù số lượng bệnh nhi nhập viện và đến khám không đông (do bệnh viện vẫn kiểm soát lượng bệnh nhân đến để hạn chế lây lan sởi) nhưng rõ ràng, thời tiết nắng nóng bất thường là một trong những yếu tố bất lợi, dễ khiến trẻ đổ bệnh.

Theo bác sĩ, hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên khó chống đỡ trước các tác nhân bất lợi và kịp thích ứng khi môi trường, thời tiết thay đổi. Nắng nóng tạo điều kiện cho một số loại vi khuẩn lên men, virus phát triển, thức ăn dễ ôi thiu gây cho trẻ các bệnh về tiêu hóa, tay chân miệng... Ở một số vùng dân trí thấp, nhiều người vẫn giữ thói quen ủ ấm, quấn chặt cho trẻ sơ sinh, kể cả khi trời nóng bức, dễ khiến trẻ quá nóng nực mà sinh bệnh, sốt.


Nên hạn chế cho trẻ ra ngoài trời trong khoảng từ 10h sáng tới 15h chiều. (Ảnh: Uyên Uyên).

Bác sĩ Học cho hay, để chống nóng và phòng bệnh cho trẻ trong mùa này, cần chú ý những điều sau:

  • Cho bé mặc thoáng mát: Chọn quần áo chất liệu tốt, có khả năng thấm hút mồ hôi. Mặc cho trẻ phù hợp với nhiệt độ môi trường. Trong một ngày, có thể trưa và chiều nóng nhưng buổi đêm về sáng vẫn hơi lạnh nên cha mẹ cần chú ý tắt quạt hoặc đắp thêm chăn mỏng hay khăn cho trẻ. Ở trẻ sơ sinh, quấn, ủ quá nhiều có thể khiến bé quá nóng, khó chịu, quấy khóc, thậm chí ngứa ngáy, mệt, sốt.
  • Hạn chế gió lùa thẳng vào trẻ. Dù sử dụng điều hòa hay quạt làm mát, cha mẹ không nên cho trẻ nằm ở nơi có luồng gió trực tiếp.

Nếu dùng điều hòa, nên để ở nhiệt độ vừa phải, khoảng 28-29 độ với trẻ 1-2 tháng tuổi, 30 độ với trẻ đẻ non, 26-27 độ với trẻ 3-4 tháng trở lên. Không để trẻ đột ngột vừa ở trong điều hòa lạnh ra ngoài trời nắng nóng.

Khi dùng quạt, tránh để luồng gió xối thẳng vào mặt trẻ. Có thể hướng quạt vào tường, phía chân của bé khi ngủ, để hơi mát lan tỏa ra xung quanh.

  • Cho trẻ uống đủ nước và đảm bảo chế độ ăn giàu dinh dưỡng. Trẻ hay chạy nhảy nhiều, dễ mệt, mất nước nhưng lại thường vì mải chơi mà quên uống. Người chăm sóc cần thường xuyên cho trẻ uống nước để vừa giảm nóng, vừa bù lượng nước bị mất do tiết mồ hôi. Không nên cho trẻ uống nước đá, nước lạnh. Cần cung cấp cho bé chế độ dinh dưỡng đa dạng, các thực phẩm dễ ăn, dễ tiêu để đảm bảo sức khỏe, tăng cường miễn dịch.
  • Không để trẻ chơi ngoài trời khi nắng nóng. Hạn chế ra ngoài trời từ 10h sáng tới 15h chiều, thời điểm nắng nóng nhất trong ngày.
  • Không tắm ngay khi trẻ đang đầm đìa mồ hôi hay vừa vận động mạnh, vì việc thay đổi thân nhiệt đột ngột có thể khiến trẻ bị cảm lạnh, viêm họng.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.

Đăng ngày: 18/03/2025
Hiểm họa chết người từ methanol trong rượu lậu

Hiểm họa chết người từ methanol trong rượu lậu

Chất độc methanol phổ biến trong rượu lậu chỉ khác ethanol ở số lượng nguyên tử carbon và hydro nhưng có thể gây chết người với liều lượng nhỏ.

Đăng ngày: 02/03/2025
Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?

Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?

Có những điều kiêng kị và điều nên làm trong ngày mùng 1 tết đã trở thành phong tục lâu đời của người Việt Nam để mang lại may mắn và tránh điều xui xẻo trong một năm mới.

Đăng ngày: 11/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News