Bí mật để có những thước phim về động vật hoang dã

Crittercam - hệ thống camera được cố định trên chính cơ thể động vật để thu thập dữ liệu về hành vi và đời sống của vật chủ trong tự nhiên.

Làm phim, chụp hình động vật ngoài tự nhiên là cả một quá trình nằm gai nếm mật, dài đằng đẵng của các nhà làm phim và nhiếp ảnh gia. Để có được sản phẩm chân thực nhất, người quay phải dành ra hằng tháng hoặc thậm chí cả năm, đôi khi chỉ để đổi lấy vài giây ngắn ngủi trên truyền hình.

Bí mật để có những thước phim về động vật hoang dã
Crittercam được chế tạo riêng tại trụ sở National Geographic, được thiết kế để gắn vào vây của cá mập để ghi lại chuyển động của nó trong nước. (Ảnh: Mark Thiessen).

Bí mật để có những thước phim về động vật hoang dã
Một chú chim cánh cụt đeo Crittercam tiếp cận hố băng ở Nam Cực. Thiết bị thu thập dữ liệu môi trường và giúp các nhà khoa học nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với thế giới của chim cánh cụt. (Ảnh: Greg Marshall, National Geographic Creative).

Có nhiều cách để ghi lại đời sống động vật hoang dã nhưng chủ yếu các chuyên gia sẽ phải ngụy trang bản thân cùng camera để tránh bứt dây động rừng làm mục tiêu hoảng sợ mà chạy mất. Trong số báo của kênh National Geographic phát hành tháng 7/1906, nhiếp ảnh gia George Shiras đã khôn khéo tạo ra "bẫy camera" tự kích hoạt khi có chuyển động, ghi lại chùm ảnh chân thực về gấu trúc và nai.

Bí mật để có những thước phim về động vật hoang dã
Quang cảnh dưới đại dương sâu thẳm từ Crittercam của con mực Humboldt ở Vịnh California. (Ảnh: National Geographic Creative).

Bí mật để có những thước phim về động vật hoang dã
Một ống kính nhìn qua lưng một con cá sấu tại Trung tâm Vũ trụ John F. Kennedy ở Florida, cho phép các nhà khoa học theo dõi thói quen săn mồi và đời sống của cá sấu. (Ảnh: James Nifong, National Geographic Creative).

Phát minh của ông mở ra kỷ nguyên mới cho ngành nhiếp ảnh động vật hoang dã . Hơn 1 thế kỷ sau, các kỹ sư ở Phòng Thí nghiệm công nghệ thám hiểm của National Geographic sau nhiều thí nghiệm đã cho ra đời phương pháp hiệu quả, ít tốn sức người nhất là Crtitercam - được gắn trực tiếp lên cá thể động vật.

Bí mật để có những thước phim về động vật hoang dã
Crittercam móc quanh vây cá mập thu thập cảnh quay dưới nước ở Bahamas. (Ảnh: Brian J. Skerry, National Geographic Creative).

Hơn một thế kỷ sau, các kỹ sư tại National Geographic sáng tạo nhiều cách mới để ghi lại cảnh sinh hoạt tự nhiên của muôn loài nhưng vẫn bám theo nền tảng ban đầu. Những “bẫy camera” ngày nay có thể chạy hàng tháng trời mà không hết pin, có thể nhỏ gọn để gắn vừa một chú cá bé xíu.

Các thiết bị này cũng góp phần theo dõi về cuộc sống của những loài nguy cấp, bị đe dọa và có nguy cơ xóa sổ. Bên cạnh đó, dữ liệu thu thập được cũng giúp các nhà khoa học hiểu hơn về hành vi của động vật để đưa ra cách bảo tồn tự nhiên tốt nhất.

Bí mật để có những thước phim về động vật hoang dã
Crittercam được đặt trên lưng hải cẩu để điều tra sự sụt giảm bất thường, tới hơn một nửa trong vòng 40 năm qua. (Ảnh: Kenady Wilson, National Geographic Creative).

Bí mật để có những thước phim về động vật hoang dã
Cá đuối Manta khổng lồ đeo một chiếc Crittercam nhỏ để thu thập dữ liệu về hành vi và việc sử dụng môi trường sống ở vùng biển ngoài khơi Mexico. (Ảnh: Joshua Stewart, National Geographic Creative).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngôi đền bí ẩn 7.000 năm tuổi dưới lòng đất của Romania

Ngôi đền bí ẩn 7.000 năm tuổi dưới lòng đất của Romania

Những ngọn đồi có rừng và những ngọn núi cheo leo ở Romania cung cấp cho các nhà nghiên cứu và khách du lịch khảo cổ một loạt các nhà thờ kiểu gothic tuyệt đẹp với các tu viện thời trung cổ.

Đăng ngày: 30/09/2020
Nguồn gốc của Trái đất

Nguồn gốc của Trái đất

Hàng nghìn năm qua, con người liên tục đưa ra giả thuyết, làm thí nghiệm, quan sát và kết luận để tìm ra câu trả lời cho nguồn gốc chính mình.

Đăng ngày: 30/09/2020
Tìm thấy bài thơ lạ trong miếu thờ Khổng Minh, Lưu Bá Ôn vội vã từ quan vì 1 lý do bất ngờ

Tìm thấy bài thơ lạ trong miếu thờ Khổng Minh, Lưu Bá Ôn vội vã từ quan vì 1 lý do bất ngờ

Sau khi đọc bài thơ ấy, Lưu Bá Ôn càng thêm thán phục trước tài năng xuất chúng của Khổng Minh. Song ông cũng vội vã từ quan về quê vì lo sợ hàm ý ám chỉ trong đó sẽ thành sự thật.

Đăng ngày: 29/09/2020
Bí ẩn vụ trộm bồn cầu vàng 18 cara tại cung điện nước Anh

Bí ẩn vụ trộm bồn cầu vàng 18 cara tại cung điện nước Anh

Chiếc bồn cầu bằng vàng khối bên trong Cung điện Blenheim đã bị đánh cắp và sau một năm cảnh sát vẫn chưa tìm ra tung tích.

Đăng ngày: 29/09/2020
Làm sao loài người biết được tuổi của đá?

Làm sao loài người biết được tuổi của đá?

Câu hỏi đặt ra là làm sao để biết tuổi của Trái Đất 4,54 tỷ năm, thời kì băng hà cuối cùng (lượng băng trên Trái đất là cực đại) là 10.000 năm, hay các nhà khoa học tìm thấy hóa thạch 90 triệu năm của loài B.

Đăng ngày: 29/09/2020
Thử sạc iPhone bằng 10 cục sạc cùng lúc và cái kết bất ngờ

Thử sạc iPhone bằng 10 cục sạc cùng lúc và cái kết bất ngờ

Để thực hiện được thử nghiệm này, TechRax đã kết nối 10 dây sạc được kết nối với 10 cục sạc vào một đầu cáp Lightning để có thể cắm được vào iPhone.

Đăng ngày: 29/09/2020
Siêu du thuyền 500 triệu USD này lấy cảm hứng từ anime và có thiết kế trông như một chú thiên nga

Siêu du thuyền 500 triệu USD này lấy cảm hứng từ anime và có thiết kế trông như một chú thiên nga

Có tên là Avanguardia, siêu du thuyền được thiết kế bởi studio Lazzarini ở Rome.

Đăng ngày: 29/09/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News