Bức xạ trên Mặt trăng cao gấp 200 lần Trái đất

Các nhà thám hiểm Mặt trăng trong tương lai sẽ tiếp xúc với lượng bức xạ mạnh gấp 2 - 3 lần so với phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Nguy cơ từ bức xạ đòi hỏi phi hành gia hạ cánh trên Mặt trăng phải trang bị tấm chắn dày để bảo vệ sức khỏe, theo nghiên cứu công bố hôm 25/9 trên tạp chí Science Advances. Trạm đổ bộ của Trung Quốc ở vùng tối của Mặt trăng cung cấp những phép đo đầy đủ bức xạ tại đây. Nhóm nghiên cứu đến từ Trung Quốc và Đức báo cáo về dữ liệu bức xạ do tàu Hằng Nga 4 thu thập. Bộ dữ liệu giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn nguy cơ tiềm ẩn đối với những người bay tới Mặt trăng, theo Thomas Berger, nhà vật lý ở Viện y thuộc Cơ quan Vũ trụ Đức.


Robot tự hành Trung Quốc hoạt động ở vùng tối của Mặt trăng. (Ảnh: CNN).

Những phi hành gia trên Mặt trăng sẽ phải chịu lượng bức xạ cao hơn từ 200 đến 1.000 lần so với trên Trái Đất, hoặc gấp 5 - 10 lần mức hành khách bay xuyên qua Đại Tây Dương tiếp xúc, theo nhà nghiên cứu Robert Wimmer-Schweingruber tại Đại học Christian-Albrechts ở Kiel, Đức. Ông nhấn mạnh cấu tạo cơ thể người không phù hợp với lượng bức xạ lớn đến vậy và cần có đồ bảo hộ.

Lượng bức xạ trên khắp bề mặt Mặt trăng khá đồng đều, trừ khu vực gần thành của các miệng hố sâu. Wimmer-Schweingruber cho biết con số rất gần với mô hình dự đoán. Trên thực tế, bức xạ do tàu Hằng Nga 4 đo trùng khớp với số liệu từ thiết bị dò trên tàu NASA quay quanh quỹ đạo Mặt trăng cách đây hơn một thập kỷ, theo Kerry Lee, chuyên gia về bức xạ ở Trung tâm Vũ trụ Johnson tại Houston.

Theo NASA, hai phi hành gia đầu tiên hạ cánh trên Mặt trăng trong chương trình Artemis sẽ trải qua một tuần ở đây, lâu hơn gấp đôi so với phi hành đoàn Apollo cách đây nửa thế kỷ. Những chuyến thám hiểm sẽ kéo dài 1 - 2 tháng sau khi thiết lập căn cứ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News