Bỉ phát hiện xương voi ma mút trong công trình xây dựng tàu điện ngầm

Các mảnh xương của động vật tiền sử vừa được phát hiện trong quá trình khai quật khảo cổ do Cơ quan đô thị Brussels thực hiện tại khu vực xây dựng ga tàu điện ngầm Toots Thielemans ở thủ đô Brussels.

Theo phóng viên tại Bỉ, nhà khảo cổ học động vật tại Viện Hàn lâm Khoa học Tự nhiên Hoàng gia Bỉ, Bea De Cupere cho biết có một xương đùi và một mảnh ngà voi cùng với gạc và hàm dưới của một con hươu đỏ hoặc hươu khổng lồ (megaloceros).


Hình ảnh phục dựng voi ma mút thảo nguyên do tạp chí Nature công bố ngày 17/2/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN).

Theo chuyên gia này, đây là khám phá hiếm có bởi các hiện vật này được phát hiện ở độ sâu từ 8-9 mét trong các lớp trầm tích có nguồn gốc từ thời kỳ băng hà cuối cùng (khoảng từ 120.000 đến 11.700 năm trước).

Trong trường hợp không có hiện vật liên quan, chỉ có thể sử dụng phương pháp định tuổi bằng carbon phóng xạ mới có thể đưa ra niên đại chính xác hơn.

Những bộ xương đang được phân tích tại phòng thí nghiệm khảo cổ học đô thị và sẽ sớm được gửi đến Viện Khoa học Tự nhiên Hoàng gia Bỉ để xác định chính xác và xử lý thích hợp để bảo quản chúng.

Trước đó, những khám phá thời tiền sử cuối cùng được ghi nhận vào năm 2018. Một mảnh ngà voi ma mút đã được tìm thấy trong quá trình xây dựng một bãi đậu xe trên đường Quatrecht ở quận Schaerbeek, Brussels.

Sau khi các phân tích này được tiến hành và các biện pháp bảo vệ được thực hiện, Cơ quan đô thị Brussels sẽ bắt đầu xem xét trưng bày chúng với mục đích giới thiệu rộng rãi với công chúng.

Việc tổ chức các công trình khai quật như vậy không phải là điều hiếm. Các nghiên cứu khảo cổ học thường xuyên được Cơ quan đô thị Brussels thực hiện trên toàn bộ Vùng thủ đô Brussels.

Mục tiêu là phát hiện và bảo tồn một phần kho tàng khảo cổ học có thể được khám phá nhưng cũng có nguy cơ bị phá hủy nhanh chóng trong quá trình thi công hoặc các dự án xây dựng.

Quốc vụ khanh phụ trách di sản Brussels, Ans Persoons, tuyên bố việc phát hiện xương voi ma mút có niên đại hơn 11.000 năm trong lòng đất Brussels là sự kiện hiếm và đặc biệt.

Nhờ công tác khảo cổ được Cơ quan đô thị Brussels thực hiện ở nhiều công trình khác nhau, không chỉ các kho báu khảo cổ liên quan đến lịch sử nhân loại mà cả động và thực vật của vùng được phát hiện. Đây là cơ hội để hiểu rõ hơn về quá khứ, lịch sử lãnh thổ và giới thiệu hiện vật với công chúng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Quái thú 218 triệu tuổi đầu đại bàng, mình cá sấu lộ diện ở Mỹ

Quái thú 218 triệu tuổi đầu đại bàng, mình cá sấu lộ diện ở Mỹ

Một loài quái thú được tìm thấy ở bang Texax - Mỹ đã làm các nhà khoa học bối rối hơn 3 thập kỷ.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Hà Nội sẽ chi 1.800 tỉ phục dựng điện Kính Thiên

Hà Nội sẽ chi 1.800 tỉ phục dựng điện Kính Thiên

Hà Nội sẽ tập trung nguồn lực bảo tồn các công trình lịch sử, văn hóa tại nội đô. Trong đó, TP sẽ chi 1.800 tỉ đồng thực hiện dự án phục dựng điện Kính Thiên.

Đăng ngày: 12/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tìm thấy giống loài

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng

Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Đăng ngày: 08/04/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 06/04/2025
Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News