Bí quyết để có giấc ngủ ngon hơn

Tiết trời thu se lạnh và đặc biệt là việc nhiệt độ hạ thấp vào ban đêm khiến nhiều người phải đắp chăn đi ngủ. Tuy nhiên, để dễ ngủ và ngủ ngon hơn vào buổi tối, mọi người nên để 1 hoặc cả 2 chân thò ra bên ngoài chăn.

>>> Muốn ngủ ngon, hãy vào giường đúng 10 giờ tối

Bí quyết trên đã được Natalie Dautovitch, phát ngôn viên của Hiệp hội giấc ngủ quốc gia Mỹ và cũng là giáo sư tâm lý học tại Đại học Alabama, tiết lộ mới đây trên trang Science of Us. Bà Dautovitch đã có nhiều nghiên cứu về cách các nhịp sinh học và thói quen hàng ngày của chúng ta dao động như thế nào suốt cả ngày và đêm cũng như những ảnh hưởng của hiện tượng đó đối với sức khỏe và thể trạng của chúng ta.

Bà Dautovitch cho biết có một mối liên hệ giữa giấc ngủ và nhiệt độ. Các nhà nghiên cứu về giấc ngủ đã khám phá ra rằng, trước khi bạn ngủ thiếp đi, nhiệt độ cơ thể bắt đầu giảm xuống. Ở giai đoạn ngủ sâu nhất, cơ thể bạn sẽ ở trạng thái mát nhất, thấp hơn khoảng 1 - 2 độ dưới mức bình thường. Một số nhà khoa học tin rằng, nhiệt độ mát hơn có thể gây buồn ngủ.

Theo bà Dautovitch, mặc dù quá trình làm mát trước khi ngủ thiếp đi xảy ra tự nhiên, nhưng vẫn có vài điều chúng ta có thể thực hiện nhằm giúp giấc ngủ diễn ra dễ dàng hơn, chẳng hạn như tắm nước ấm trước khi lên giường. Khi rời phòng tắm, nhiệt độ cơ thể dịu mát rất nhanh, làm khởi phát cảm giác buồn ngủ. Đồ uống nóng cũng tạo ra ảnh hưởng tương tự.

Ngoài những cách trên, bạn cũng có thể ngủ ngon hơn nhờ chính đôi chân của mình. Chuyên gia Dautovitch lý giải, bề mặt da của cả đôi bàn tay và bàn chân của chúng ta là độc nhất vô nhị, vì chúng đều không có lông và chứa các cấu trúc mạch đặc biệt gọi là động - tĩnh mạch, giúp thoát nhiệt.

Cộng với việc cơ thể giảm nhiệt tự nhiên trong khi ngủ, việc thò một hoặc cả 2 chân ra khỏi chăn sẽ giúp cơ thể phát tán nhiệt nhanh hơn, giúp bạn sớm có cảm giác buồn ngủ và ngủ ngon hơn.

Bà Dautovitch cho biết thêm rằng, nhìn chung, mọi người có xu hướng ngủ ngon nhất trong phòng lạnh hơn, ở nhiệt độ khoảng 16 - 20 độ C. Vì vậy, để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn có thể đơn giản chỉ cần thò chân ra ngoài khi đắp chăn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News