Bí quyết học giỏi của trẻ em Phần Lan
Hơn 100 đoàn chuyên gia và quan chức chính phủ nước ngoài đến thăm thủ đô Helsinki của Phần Lan vào năm ngoái với hy vọng tìm ra những bí quyết khiến trẻ em nơi đây có thành tích học tập ấn tượng.
Một lớp học tại Phần Lan. Ảnh: infotech.oulu.fi.
BBC cho biết, năm 2006 các học sinh Phần Lan đã đạt kết quả trung bình cao nhất trong số tất cả các nước phát triển cho hai môn khoa học và đọc hiểu. Trong các kỳ kiểm tra của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dành cho học sinh 15 tuổi, gọi tắt là PISA, học sinh nước này cũng xếp thứ hai ở môn Toán, chỉ sau các học sinh Hàn Quốc.
Việc này không phải mới xảy ra lần đầu: trong kì thi PISA năm ngoái, Phần Lan đứng thứ nhất.
Theo BBC, quan điểm giáo dục của người Phần Lan là mọi người đều có khả năng cống hiến và nhà trường không nên bỏ mặc những người đang phải vật lộn với một môn học nào đó. Biện pháp mà các trường áp dụng trong hầu hết các giờ học là bố trí thêm một giáo viên nữa trong lớp để giúp những học sinh gặp vấn đề với môn học. Nhưng tất cả các học sinh đều được học chung một lớp, bất kể trình độ cao hay thấp.
Bộ trưởng bộ giáo dục Phần Lan, bà Henna Virkkunen, rất tự hào về thành tích của đất nước, nhưng mục tiêu tiếp theo của bà là nhắm vào những học sinh xuất sắc nhất.
“Hệ thống giáo dục của Phần Lan đã giúp đỡ rất nhiều cho các học sinh gặp khó khăn với việc học, tuy nhiên chúng tôi cần phải chú trọng hơn vào các học sinh tài năng. Hiện tại chúng tôi đang khởi động một dự án thử nghiệm để hỗ trợ các học sinh thực sự có năng khiếu trong một số lĩnh vực”.
Học sinh tan trường tại Vaasa, Phần Lan. Ảnh: AFP.
7 tuổi mới phải đi học
Theo OECD, học sinh Phần Lan dành ít thời gian cho việc học ở trường hơn tất cả các nước phát triển khác. Điều đó phản ánh một nền tảng quan trọng khác trong nền giáo dục nước này.
Cấp tiểu học và trung học cơ sở ở đây được nhập làm một nên học sinh sẽ không phải chuyển trường khi chúng được 13 tuổi, và do vậy sẽ tránh được việc chuyển từ trường nọ sang trường kia.
Một cô giáo có tên Marjaana Arovaara-Heikkinen tin rằng dạy cùng một nhóm học sinh trong vài năm giúp công việc của cô trở nên dễ dàng hơn.
“Dường như tôi lớn lên cùng bọn trẻ. Tôi biết được những vấn đề mà chúng gặp phải khi chúng còn nhỏ. Giờ đây, sau 5 năm, tôi vẫn có thể biết được chuyện gì đã xảy ra trong suốt thời niên thiếu của các em. Tôi nói với học sinh của mình rằng tôi giống như người mẹ thứ hai ở trường của chúng”.
Học sinh Phần Lan bắt đầu đi học từ năm 7 tuổi. Quan điểm giáo dục ở đây là: Trước tuổi thứ bảy, trẻ có thể học được nhiều nhất khi đang chơi đùa, và khi đã đến trường chúng sẽ hoàn toàn thích thú với việc học.
Học ít hiểu nhiều
Các bậc phụ huynh ở Phần Lan cũng đóng một vai trò quan trọng vào kết quả ấn tượng của học sinh. Thói quen đọc sách của trẻ được hình thành ngay tại nhà và gia đình cũng thường xuyên liên lạc với giáo viên.
Dạy học là một nghề rất được trọng vọng ở Phần Lan Các giáo viên được đánh giá cao và các chuẩn mực cho việc dạy học cũng rất khắt khe. Thành công của nền giáo dục Phần Lan có lẽ một phần là do yếu tố văn hóa. Học sinh được học trong một môi trường hết sức thoải mái và thân mật. Phần Lan là nước có tỷ lệ dân nhập cư rất thấp. Vì vậy nên khi bắt đầu đi học, đa phần học sinh đều sử dụng tiếng Phần Lan. Điều này đã loại bỏ được các trở ngại mà một số quốc gia gặp phải.
Quan điểm học ít hiểu nhiều là nền tảng của thành công trong giáo dục nơi đây. Phần Lan chú trọng vào việc thành lập các ngôi trường thân thiện và cởi mở, không phải chịu sự can thiệp của chính phủ. Họ tin rằng cách làm ấy giúp họ không bỏ sót bất kỳ học sinh nào trong xã hội.

Bộ tộc khỏa thân và tục lệ ăn thịt người, dùng sọ làm cốc
Bộ tộc Aghori này thường khỏa thân, dùng sọ người làm cốc, cắn đứt đầu các động vật sống và ngồi thiền trên xác chết.

Những món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết đen đủi cả năm
Dưới đây là danh sách các món "đại kỵ" mọi người không nên ăn trong ngày đầu năm để tránh gặp điều xui xẻo.

Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết
Dưới đây là một số điều thú vị xoay quanh ngày Lễ Valentine mà có thể không phải ai cũng biết.

Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử
Hiểu hơn về con đường mang theo nhiều điều vĩ đại và chứa đầy sự thú vị mà con người thời xưa đã tạo ra.

Vàng được hình thành như thế nào?
Các nhà khoa học thuộc ĐH Queensland (Australia) vừa công bố công trình nghiên cứu chứng tỏ vàng được tạo ra nhờ nước và động đất.

Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ, "tâm linh" trên thế giới
Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy hoặc cảm thấy sự hiện diện của ma quỷ. Liệu ma quỷ có thực sự tồn tại?
