Biến đổi gene khiến người châu Á đỏ mặt khi uống rượu

Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Tiến hóa sinh học BMC tháng 1/2010, lúa gạo được xem là nguyên nhân gây biến đổi gene khiến người châu Á có phản ứng đỏ mặt khi uống rượu.

Bing Su, nhà di truyền học tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và nhóm chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu gene của 2.275 người từ 38 dân tộc khắp khu vực Đông Á.

Qua đó, Su đã tìm thấy đột biến đã thay đổi mã gene của một loại enzyme có tác dụng làm tăng tốc độ chuyển hoá cồn lên tới 100 lần so với bình thường. Đây cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng đỏ mặt ở người uống rượu.

Gạo là nguyên nhân gây biến đổi gene khiến người châu Á đỏ mặt khi uống rượu.

Biến đổi gene này xuất hiện cách đây khoảng 10.000 năm tại khu vực phía Nam Trung Quốc, cùng thời điểm cư dân bắt đầu trồng lúa dọc sông Dương Tử. Biến đổi gene được phát hiện chủ yếu ở khu vực châu Á và rất ít ở châu Âu và châu Phi. Có tới 70% người Hán mang gene này trong khi các nhóm người Tây Tạng chỉ có 17%.

Ông Su giải thích rằng, sự đột biến gene lan rộng khắp châu Á và hướng tới châu Âu cùng với sự mở rộng canh tác lúa nước. Hiện tượng engyme loại bỏ cồn ra khỏi máu một cách nhanh chóng đã bảo vệ người uống trước những tác dụng tiêu cực của rượu và người mang gene này có nguy cơ nghiện rượu thấp.

Tuy nhiên, chuyên gia di truyền học Kenneth Kidd, Đại học Yale (Mỹ) cho rằng, giải thích như trên là quá đơn giản nhưng đồng ý những tác động của văn hoá có thể đã tạo nên sự biến đổi gene gây đỏ mặt khi uống rượu ở những người châu Á.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Các loài côn trùng

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy

Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

Đăng ngày: 19/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News