Biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng đến chênh lệch giới tính
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Nhật đã chỉ ra, việc biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh. Không những vậy, thai nhi nam giới còn dễ bị tổn thương trước tình hình biến đổi khí hậu này.
>>> Phụ nữ bị bệnh tim có xác suất cao sinh con gái
Các chuyên gia cho biết, từ thập niên 1970 ở Nhật Bản, nền nhiệt độ tăng cao cũng phần nào ảnh hưởng đến sự gia tăng tỷ lệ tử vong của thai nhi nam so với thai nhi nữ.
Không những thế, trong giai đoạn này, tỷ lệ trẻ sơ sinh nam nữ trong cả nước đều giảm, điều này có nghĩa là tỷ lệ sinh bé trai ngày càng giảm hơn so với số lượng bé gái sinh ra.
Tiến sĩ Misao Fukuda thuộc Viện Y tế M&K ở Ako, Nhật Bản cho biết, chúng tôi đã xem xét dữ liệu nhiệt độ hàng tháng trong suốt thời gian từ 1968 - 2012 và nghiên cứu tài liệu lưu trữ về tình hình trẻ sơ sinh được sinh ra trong thời gian đó.
Trong những năm gần đây, đã có 90.000 trẻ sơ sinh và khoảng 1.000 trường hợp thai nhi tử vong được ghi lại hàng tháng tại Nhật Bản.
Các nhà nghiên cứu cũng xem xét đến trường hợp tử vong của thai nhi do nguyên nhân khác như phá bỏ hoặc sẩy thai sau 12 tuần của thai kỳ.
Các chuyên gia cũng xem xét hai sự kiện thời tiết khắc nghiệt tại Nhật Bản - mùa Hè rất nóng trong năm 2010 và mùa Đông cực lạnh trong năm 2011.
Trong mùa hè nóng, nền nhiệt độ gia tăng cao nhất vào tháng 9/2010 đã khiến cho số lượng thai nhi nam tử vong gia tăng và 9 tháng sau đó, tỷ lệ bé trai, bé gái được sinh ra có sự chênh lệch khá lớn. Một hiện tượng tương tự cũng xảy ra vào mùa đông lạnh - tháng 1/2011.
Nhiều nghiên cứu trước chỉ ra, các yếu tố khác như ô nhiễm môi trường, chất thải độc hại ra môi trường cũng có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ giới tính.
Nhưng giờ đây, các chuyên gia khẳng định rằng, nhiệt độ trong tháng cụ thể cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ giới tính của những cô, cậu bé được sinh ra 9 tháng sau đó.
Điều này chứng tỏ rằng, sự biến động về nhiệt độ cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc sụt giảm tỷ lệ sinh ở đất nước Mặt trời mọc này.
Tiến sĩ Misao Fukuda và cộng sự cho biết: "Đây thực sự là mối quan tâm lớn ở những nước có sự chênh lệch tỷ lệ giới tính thai nhi. Không những thế, nền nhiệt độ thay đổi cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tỷ lệ quan hệ tình dục - nhân tố tiên quyết để tạo ra một đứa trẻ".
Các nhà nghiên cứu hiện đang đi tìm lời giải cho việc tại sao thai nhi nam giới lại khó có thể chống chọi lại được với nhiệt độ khắc nghiệt của thời tiết.
Một vài giả thuyết được đưa ra cho rằng, phôi thai của nam giới dễ bị tác động các yếu tố như sự căng thẳng, động đất, môi trường độc hại...
Tiêu đề đã được khoahoc.tv đặt lại.

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể
Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật
Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Lịch sử tình dục của loài người
Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.
