Biến đổi khí hậu làm muỗi ngày càng di chuyển lên vùng cao hơn
Đây là kết quả của sự hợp tác nghiên cứu giữa tổ chức Grist và tờ AP. Theo đó việc biến đổi khí hậu làm cho nguy cơ lây lan các bệnh truyền nhiễm đến nhiều nơi trên Trái đất hơn. Việc này rất đáng lo ngại bởi có rất nhiều vùng chưa hề có kinh nghiệm chống những dạng bệnh đó. Ví dụ điển hình ở đây là việc muỗi di cư lên vùng cao làm các khu vực miền núi xuất hiện những đợt dịch sốt rét, vốn là thứ rất hiếm gặp từ trước đến giờ.
Tính trung bình muỗi đang di chuyển lên vùng cao hơn với tốc độ ~7m mỗi năm.
Trong các dữ liệu thu được thì việc di cư này xảy ra rộng khắp, từ các cao nguyên nhiệt đới ở Nam Mỹ đến vùng núi đông dân tại Đông Phi. Các nhà khoa học còn đưa ra 1 con số khá cụ thể đó là tính trung bình muỗi đang di chuyển lên vùng cao hơn với tốc độ ~7m mỗi năm. Với căn bệnh sốt rét, tuy hầu hết các nước đều đã kiểm soát được và cũng có nhiều nước đã tuyên bố loại trừ xong sốt rét nhưng với khí hậu biến đổi quá nhanh như hiện tại chưa rõ tình hình trong tương lai sẽ như thế nào.
Cũng phải kể đến những thành tựu của loài người trong việc phòng chống căn bệnh này như việc số ca tử vong vì sốt rét đã giảm 27% trong khoảng từ 2002 đến 2021. Giờ mỗi năm có khoảng gần 700 nghìn người tử vong vì căn bệnh này, trong đó 95% là ở Châu Phi. Tại Việt Nam chúng ta hiện cũng đang ngấp nghé tới ngưỡng loại trừ căn bệnh này và hầu hết các ca bệnh đều ở khu vực miền Nam, là vùng núi thấp và nóng ẩm như Bình Phước. Tuy nhiên năm ngoái có 1 đợt bùng phát không bình thường tại Lai Châu, vốn được tính là khu vực lạnh và ít có khả năng bùng dịch. Đây cũng là 1 ví dụ điển hình của việc muỗi đang di chuyển lên khu vực cao hơn, so với các địa bàn quen thuộc từ trước đến giờ.
Nghiên cứu được công bố vào năm 2016 tại Châu Phi cũng cho thấy loài muỗi mang ký sinh trùng sốt rét đã xuất hiện ở vùng cao của núi Kilimanjaro, vốn là ngọn núi cao nhất tại châu lục này. Việc này được cho là đã tạo nên nguy cơ nhiễm sốt rét đối với cư dân tại đây nhiều hơn trước đây bởi thường họ không có nhiều kinh nghiệm phòng chống sốt rét như thói quen nằm màn hay vệ sinh xung quanh nhà vốn đã được phổ biến ở người dân khu vực thấp.
Tất nhiên cũng có các lý do khác ngoài việc nhiệt độ tăng lên làm muỗi phải di chuyển. Đó có thể là việc thất thường về khí hậu khi bị biến đổi bởi con người làm cho có những năm mùa mưa kéo quá dài giúp muỗi phát triển mạnh hơn. Kể cả khi mùa khô kéo quá dài cũng có thể giúp việc này bởi khi đó loài người thường có thói quen trữ nước trong các lu vại nhiều hơn, vốn cũng là nơi rất phù hợp để muỗi sinh nở. Nhưng phần lớn lý do của việc muỗi di cư lên vùng cao hơn đó là do nhiệt độ những khu vực này đã thay đổi và ấm dần lên, phù hợp với ngưỡng từ 20 đến 25 độ, là nhiệt độ lý tưởng để muỗi phát triển.
Hiện đã có nhiều nghiên cứu khẳng định hiện tượng di chuyển này của muỗi được đăng tải trên nhiều tạp chí chuyên ngành. Vậy nên mục tiêu bây giờ không còn là xem có phải muỗi đã thay đổi nơi sống hay không mà là cần có những cách phòng ngừa và chống lại như thế nào đối với những khu vực chưa quen với sự xuất hiện của muỗi và những bệnh đi theo chúng.

8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày
Nếu không cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể ăn phải những ký sinh trùng này mà không hề hay biết.

Bạn có biết: Dưới da mặt bạn, hàng trăm con bọ "siêu nhỏ" ung dung sống?
Có tới hàng trăm con Demodex, hay còn gọi là bọ lông mi, sống ở những vùng khác nhau trên mặt người. Ban ngày chúng trốn kỹ, ban đêm mới trườn ra bề mặt da người để giao phối và đẻ trứng...

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới
Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?
Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Việt Nam có loại nấm quý chỉ tồn tại 10 tiếng đồng hồ mà Trung Quốc săn lùng: Giá tiền triệu một cân!
Loại nấm quý này có gì đặc biệt mà giá thành lại đắt đỏ như vậy?

Sinh vật nhỏ bé giao phối khiến cả làng mất mạng Internet
Một người dân trong làng đã gọi vụ việc là "thảm họa".
