Biến đổi khí hậu làm nhiều loài ở châu Âu lâm nguy

Theo các nghiên cứu vừa công bố ngày 8/1, tình trạng ấm lên nhanh chóng ở châu Âu khiến nhiều loài bướm và chim không thể thích nghi và phải chuyển đến những vùng khí hậu mát mẻ hơn, đồng thời gây ra lo ngại nghiêm trọng về sự sinh tồn của nhiều loài thực vật trên dãy núi Apls.

Các nghiên cứu trên tạp chí Nature Climate Change (Biến đổi khí hậu trong thiên nhiên) là nghiên cứu lớn nhất ở dạng này được tiến hành về ảnh hưởng của sự ấm lên toàn cầu đối với đa dạng sinh học ở châu Âu.

Nhóm nghiên cứu do giáo sư Vincent Devictor của Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học Pháp (CNRS) dẫn đầu phát hiện ra rằng trong giai đoạn 1990-2008, nhiệt độ trung bình ở châu Âu đã tăng thêm một độ C.

Mức tăng này đặc biệt cao, hơn khoảng 25% so với mức tăng trung bình trên toàn cầu trong cả thế kỷ vừa qua.

Theo nghiên cứu, để tồn tại trong điều kiện mới, các loài quen khí hậu lạnh sẽ phải di cư đến 249km về phía bắc. Tuy nhiên, do nhiều cản trở, những loài bướm chỉ di chuyển được 114km và các loài chim là 37km.

Các kết luận này được rút ra từ những quan sát của mạng lưới hàng nghìn nhà tự nhiên học nghiệp dư, tương đương với số thời gian ấn tượng 1,5 triệu giờ làm việc thực địa.

Nghiên cứu không chỉ ra cụ thể các loài bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, nhưng cho thấy nguy cơ đối với sự sụt giảm số lượng của các loài này là rất rõ ràng.

Sự nóng lên của khí hậu đã ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn tại khu vực các loài này sinh sống, nhất là những loài bướm và các loài chim ăn thực vật.

Nghiên cứu thứ hai cũng được đăng trên Nature Climate Change đã khảo sát 867 mẫu thực vật từ 60 ngọn núi khắp châu Âu trong thập kỷ nóng nhất từ trước đến nay ở châu lục này.

Ở quy mô địa phương, không có thay đổi gì đáng kể trong giai đoạn nghiên cứu 2001-2008, nhưng với bức tranh cả lục địa, sự thay đổi là rất rõ ràng.

Các loài thực vật ưa lạnh thường thấy ở vùng núi Alps nay đã phải nhường chỗ cho các loài ưa ấm.

Nghiên cứu này là nghiên cứu lớn nhất về thực vật từng được tiến hành ở châu Âu, tập hợp 32 viện nghiên cứu từ 13 nước.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News