Hiệu ứng sân vận động trong mắt bão "quái vật" Irma

Các nhà khoa học Mỹ trên máy bay săn bão chứng kiến "hiệu ứng sân vận động" trong lòng siêu bão được xếp vào hàng mạnh nhất hành tinh.

Đội săn bão (Hurricane Hunter) của Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) bay thẳng vào trung tâm siêu bão Irma, một trong những cơn bão nguy hiểm nhất hành tinh. Video mới do NOAA chia sẻ hôm qua hé lộ cảnh tượng trong lòng cơn bão sắp đổ bộ vào Mỹ, theo New York Times.

Hiệu ứng sân vận động trong mắt bão quái vật Irma
Mắt bão Irma trong ảnh vệ tinh. (Ảnh: NOAA).

Chở theo một loạt thiết bị khoa học, máy bay nghiên cứu đương đầu trực tiếp với siêu bão. Tất cả âm thanh người ngồi trong máy bay thực sự có thể nghe được là tiếng rền rĩ của động cơ. Máy bay Lockheed WP-3D Orion của nhóm nghiên cứu có 4 động cơ tăng áp giúp phương tiện đủ khỏe để đối phó với những cơn gió mạnh nhất. Radar gắn ngoài kết hợp với cảm biến áp suất không khí, nhiệt độ và độ ẩm giúp các chuyên gia dự báo thời tiết có thể lập mô hình bão.

Nhóm nghiên cứu bão của NOAA ghi hình "hiệu ứng sân vận động" của cơn bão mạnh cấp 5. Vùng mắt bão trông giống như một vòm khán đài thể thao với khoảng trống nhỏ hơn nhìn thẳng xuống sân vận động bên dưới. Bên ngoài phần trung tâm quang đãng của mái vòm là những cơn gió dữ dội nhất với sức gió ít nhất 300km/h vào chiều hôm 5/9. Khi phi công tiến sát hơn đến hoàn lưu bão, tầm nhìn bị mờ đi, những đám mây tối sầm và máy bay rung lắc mạnh.

Bão Irma sẽ đổ bộ vào Mỹ và phá hủy vùng bờ biển phía đông nam, chủ yếu là bang Florida, hôm 10/9, chỉ vài ngày sau khi miền nam đất nước hứng chịu thảm họa từ siêu bão Harvey. Các nhà chức trách đang tiến hành sơ tán cư dân ở những vùng có thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão Irma.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Sân bay nguy hiểm nhất thế giới tan hoang vì siêu bão Irma

Sân bay nguy hiểm nhất thế giới tan hoang vì siêu bão Irma

Đổ bộ với sức gió lên tới 300km/h,siêu bão Irma tàn phá nghiêm trọng đảo du lịch St Maarten nằm trên biển Caribbean.

Đăng ngày: 07/09/2017
Sức mạnh hủy diệt của bão

Sức mạnh hủy diệt của bão "quái vật" Irma nhìn từ vệ tinh

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) chia sẻ nhiều hình ảnh nhìn từ vũ trụ của siêu bão Irma có kích thước lớn hơn nước Pháp.

Đăng ngày: 07/09/2017
Phần lớn nguồn nước trên thế giới bị ô nhiễm bởi nhựa siêu nhỏ

Phần lớn nguồn nước trên thế giới bị ô nhiễm bởi nhựa siêu nhỏ

Time Magazine hôm 6/9 cho biết, nghiên cứu mới đây của Orb Media, một tổ chức môi trường toàn cầu, chỉ ra 83% mẫu nước xét nghiệm trên thế giới có chứa các sợi nhựa siêu nhỏ.

Đăng ngày: 07/09/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News