Biến rác thải nhựa thành nguyên liệu cho máy in 3D

Các nhà khoa học Úc mới đây đã phát minh một thiết bị công nghệ mới nhằm tái chế nhựa cứng phế thải thành nguyên liệu cho máy in 3D.

Với sự hợp tác cùng Renew IT - công ty quản lý tài sản công nghệ thông tin có trụ sở ở Australia và New Zealand, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu & Công nghệ vật liệu bền vững (SMaRT) thuộc Đại học New South Wales (UNSW) đã phát triển thiết bị có tên Plastics Filament MICROfactorieTM Technology (tạm dịch: Công nghệ MICROfactorieTM sợi tơ nhựa). Thiết bị được lắp đặt tại cơ sở của Renew IT ở thành phố Sydney.

Biến rác thải nhựa thành nguyên liệu cho máy in 3D
Rác thải nhựa từ máy tính biến thành vật liệu máy in 3D - (Ảnh: Sky News Australia).

Giáo sư Veena Sahajwalla, người sáng lập kiêm Giám đốc SMaRT, cho biết thiết bị của họ có thể giúp biến nhựa cứng có trong tất cả các phần cứng điện tử hiện nay thành nguyên liệu cho máy in 3D.

"In 3D là một công nghệ tuyệt vời, được ứng dụng nhanh chóng, nhưng đáng tiếc cho đến nay nguồn nguyên liệu cho in 3D vẫn phụ thuộc vào nhựa nguyên chất được làm từ hóa dầu", bà giải thích.

Trong khi đó, theo Giám đốc điều hành, đồng thời là nhà sáng lập Renew IT James Lancaster, các mặt hàng điện tử như tivi, máy tính, máy in đang được sản xuất với số lượng ngày càng tăng và thường có vòng đời ngày càng ngắn.

Khi hết tuổi thọ, giải pháp của ngành công nghiệp rác thải là đưa chúng đến bãi chôn lấp. Do vậy, công nghệ mới của họ giúp giải quyết hai vấn đề, không chỉ giúp giảm thiểu việc sản xuất nhựa nguyên chất bằng việc tạo ra sợi in 3D từ các chất thải mà còn ngăn chặn việc nhựa cứng bị đưa ra bãi rác.

"Bằng cách thu hồi nhựa chất lượng cao từ rác thải điện tử để tái sản xuất, chúng tôi có thể giúp các tổ chức kiểm soát phát thải phạm vi 3 (tất cả các phát thải gián tiếp khác phát sinh từ các hoạt động có liên quan từ chuỗi giá trị, xuất phát từ các nguồn mà doanh nghiệp không sở hữu hoặc kiểm soát) và thúc đẩy ngành sản xuất trong nước", ông Lancaster nhấn mạnh.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Điều hòa có thể thất thủ vì quá tải lưới điện

Điều hòa có thể thất thủ vì quá tải lưới điện

Nắng nóng cực đoan đang trở nên ngày càng phổ biến toàn cầu, đe dọa gây mất điện nhiều ngày khiến điều hòa nhiệt độ trở nên vô dụng.

Đăng ngày: 08/07/2024
Siêu bão 58 năm mới có trong lịch sử càn quét với tốc độ 270km/h, 1 quốc gia tuyên bố vùng thảm họa

Siêu bão 58 năm mới có trong lịch sử càn quét với tốc độ 270km/h, 1 quốc gia tuyên bố vùng thảm họa

“Hầu như không còn tòa nhà nào còn đứng vững. Nhà cửa bị san phẳng, đường sá bị chặn, cột điện đổ trên phố”, một nạn nhân của siêu bão Beryl cho biết.

Đăng ngày: 04/07/2024
Rừng Amazon trải qua 6 tháng cháy rừng tồi tệ nhất trong 20 năm

Rừng Amazon trải qua 6 tháng cháy rừng tồi tệ nhất trong 20 năm

Dữ liệu vệ tinh công bố ngày 1/7 cho thấy rừng Amazon ở Brazil đã ghi nhận 13.489 vụ cháy rừng trong nửa đầu năm nay, tăng hơn 61% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là con số tồi tệ nhất trong 20 năm qua.

Đăng ngày: 03/07/2024
Bão Freddy là cơn bão nhiệt đới kéo dài lâu nhất trong lịch sử

Bão Freddy là cơn bão nhiệt đới kéo dài lâu nhất trong lịch sử

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) tuyên bố bão nhiệt đới Freddy - kéo dài 36 ngày, gây thiệt hại về người và kinh tế ở Đông Nam châu Phi từ tháng 2 - 3/2023 - là cơn bão dài nhất từng được ghi nhận.

Đăng ngày: 02/07/2024
Nắng nóng làm thay đổi các sự kiện lớn toàn cầu

Nắng nóng làm thay đổi các sự kiện lớn toàn cầu

Cái chết của ít nhất 1.300 người trong cuộc hành hương tại thánh địa Mecca cho thấy mối đe dọa ngày càng tăng của biến đổi khí hậu đối với con người trong những sự kiện tụ tập lớn.

Đăng ngày: 02/07/2024
Hai bố con gặp “điểm cuối của cầu vồng” khi đang đi dạo, đây là hiện tượng gì?

Hai bố con gặp “điểm cuối của cầu vồng” khi đang đi dạo, đây là hiện tượng gì?

Đang trên đường đi dạo gần một hồ nước thì hai bố con nhìn thấy “đoạn cuối của cầu vồng”, cứ như thể cầu vồng chạm xuống mặt đất.

Đăng ngày: 01/07/2024
Mì ăn liền

Mì ăn liền "đe dọa" đỉnh núi cao nhất Hàn Quốc

Núi Hallasan - " nóc nhà" Hàn Quốc đang gặp hiểm họa môi trường từ một lý do ít ai ngờ đến - mì ăn liền.

Đăng ngày: 01/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News