Biến thể xuất hiện "như nấm sau mưa", liệu Covid-19 còn kéo dài bao lâu?

Biến thể mới của Covid-19 vẫn xuất hiện khắp thế giới, buộc các chuyên gia phải đặt câu hỏi đại dịch sẽ kéo dài bao lâu cùng hiệu quả thực của các biện pháp phòng dịch.

Từ khi dịch Covid-19 khởi phát năm 2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc, mọi người thường gọi căn bệnh làm chao đảo thế giới này là “coronavirus”. Giờ đây, năm 2021, khi chúng ta bàn về vấn đề này, không chỉ có chủng virus SARS-CoV-2 gốc mà còn vô số đột biến mọc lên "như nấm sau mưa" của nó.

Biến thể xuất hiện như nấm sau mưa, liệu Covid-19 còn kéo dài bao lâu?
Danh sách của WHO đang có 4 biến thể đáng lo ngại của SARS-COV-2, bao gồm Alpha, Beta, Gamma, Delta.

Hồi tháng 5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quyết định đặt tên các biến thể chính bằng ký tự Hy Lạp. Từ đó đến nay, biến thể Delta đã “thống trị” số ca mắc mới toàn thế giới. Hiện tại, chúng ta còn có cách đặt tên kết hợp giữa chữ cái Alphabet và số để phân biệt sự khác biệt giữa các biến thể phụ.

Tháng trước, Anh ban bố cảnh báo mức cao về biến chủng AY.4.2 của Delta đang lây lan với tốc độ nhanh. Tuần trước, Na Uy phát hiện thêm một phiên bản khác của chủng Delta là AY.63. Giới chuyên gia nước này cho biết biến thể phụ trên không nguy hiểm hơn Delta. Trong khi đó, một chủng khác của SARS-CoV-2 là B.1.640, được phát hiện tại Pháp đã dẫn các nhà nghiên cứu đến một bất ngờ tồi tệ. Họ nói rằng chưa từng thấy những đột biến giống như vậy.

Giáo sư David Dockrell tại Trung tâm Nghiên cứu Viêm thuộc Đại học Edinburgh (Scotland), đã mô tả với kênh truyền hình RT về các lý do dẫn đến sự đột biến liên tục của virus SARS-CoV-2, phần nào dự báo về thời điểm đại dịch sẽ kết thúc trong tương lai.

Ông giải thích: “Các phần của virus có nhiều khả năng thay đổi là những khu vực tiếp xúc với cái mà chúng ta gọi là "áp lực chọn lọc", hay yếu tố khiến chúng cần phải thay đổi. Vì vậy, một phiên bản khác của virus mà đột biến và thay đổi giúp nó thoát khỏi hệ miễn dịch - có nhiều khả năng phát triển mạnh và trở thành một chủng vượt trội”. Theo đó, SARS-CoV-2 đang cố gắng thay đổi gai protein để ngăn cản phản ứng miễn dịch (của kháng thể hoặc tế bào T) nhằm gia tăng khả năng sống sót.

Covid-19 dường như vẫn nhanh chân hơn so với nỗ lực ngăn chặn chúng. Tuy vậy, Giáo sư Dockrell vẫn có tin vui cho chúng ta. SARS-CoV-2 không thể "sao chép ngược" theo hướng đảo ngược từ DNA sang RNA giống như HIV và retrovirus để tiến hóa.

Một điều quan trọng khác, khi virus biến đổi, chúng cũng phải “trả giá”. Nhiều thay đổi lại không hề có lợi cho sự sống sót của nó. Do vậy, virus chỉ có thể thực hiện một số lần đột biến có lợi nhất định, trước khi quá trình này ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của nó.

Không may, hiện nay, chúng ta vẫn đang ở trong một giai đoạn mà Covid-19 có thể tiếp tục tiến hóa và biến đổi. Dù vậy, chúng ta chưa cần phải lo sợ bởi vì các chính phủ trên thế giới đã áp dụng hàng loạt biện pháp khác nhau để thích ứng với những chiến lược chống Covid-19 mới nhất.

Biến thể xuất hiện như nấm sau mưa, liệu Covid-19 còn kéo dài bao lâu?
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng Covid-19 tại Vienna, Áo, ngày 10/11. Áo là quốc gia châu Âu đầu tiên áp dụng quy định tiêm vaccine phòng Covid-19 bắt buộc đối với tất cả người dân. (Ảnh: THX/TTXVN)

Giáo sư Dockrell khẳng định, trước tiên, người dân nên tiếp tục tiêm vaccine ngừa bệnh - có thể là tiêm liều tăng cường - tương tự cách đối phó với cúm là sử dụng một loại vaccine phòng cúm theo mùa và thay đổi nó mỗi năm.

Ngoài ra, chúng ta có thể điều chỉnh một số biện pháp điều trị giống như kháng thể đơn dòng chống lại virus SARS-CoV-2, vì chúng cũng có thể bị hạn chế bởi sự xuất hiện của một virus đột biến gai protein mới.

Nghe có vẻ đầy hứa hẹn nhưng liệu chúng ta có rơi vào một cuộc chạy đua không bao giờ kết thúc chống lại các đột biến liên tục xuất hiện hay không?

Theo Giáo sư Dockrell, virus có những phần được các nhà khoa học gọi là “khu vực bảo tồn”, nơi virus rất khó để thay đổi. Cùng với thời gian, vaccine và kháng thể đơn dòng sẽ được phát triển để nhắm mục tiêu tấn công vào những khu vực này.

“Rõ ràng, hướng khắc phục là phát triển các vaccine có hiệu quả phòng ngừa nhiều biến thể khác nhau hơn, hoặc các kháng thể đơn dòng sẽ nhắm mục tiêu vào các khu vực bảo tồn hơn và do đó sẽ ít bị hạn chế hơn bởi khả năng tiến hóa và thay đổi của các chủng virus”, ông kết luận.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Chuyên gia nhận định về sự dần biến mất bí ẩn của biến thể Delta ở Nhật

Chuyên gia nhận định về sự dần biến mất bí ẩn của biến thể Delta ở Nhật

Giáo sư Ituro Inoue cho biết việc biến thể Delta tích lũy quá nhiều đột biến trên protein nsp14 sẽ khiến virus mất đi chức năng tự sửa lỗi ở gien và đi đến việc tự hủy diệt.

Đăng ngày: 22/11/2021
Các nhà khoa hoc công bố đột phá về thuốc điều trị Covid-19

Các nhà khoa hoc công bố đột phá về thuốc điều trị Covid-19

Theo thử nghiệm lâm sàng ở những F0 dễ trở nặng, Regen-CoV cho thấy khả năng dung nạp tốt, an toàn và giúp giảm nguy cơ lây nhiễm, tử vong.

Đăng ngày: 22/11/2021
Covid-19 còn đe dọa chúng ta bao lâu? Các chuyên gia đã có câu trả lời

Covid-19 còn đe dọa chúng ta bao lâu? Các chuyên gia đã có câu trả lời

Các biến thể của Covid-19 liên tục xuất hiện ở các khu vực khác nhau trên thế giới, khiến các chuyên gia đặt ra câu hỏi đại dịch sẽ kéo dài bao lâu nữa và các phương pháp phòng tránh hiện tại thực sự hiệu quả đến mức nào?

Đăng ngày: 21/11/2021
Bộ Y Tế hướng dẫn những F1 được cách ly tại nhà

Bộ Y Tế hướng dẫn những F1 được cách ly tại nhà

Bộ Y tế hướng dẫn F1 là người già, trẻ nhỏ, người hạn chế vận động, bị bệnh nền hoặc sức khỏe yếu cần người chăm sóc... được xem xét điều kiện cách ly tại nhà.

Đăng ngày: 17/11/2021
Trung Quốc có thể phê duyệt thuốc Covid-19 đầu tiên trên thế giới trong vài tuần tới

Trung Quốc có thể phê duyệt thuốc Covid-19 đầu tiên trên thế giới trong vài tuần tới

Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc vào ngày 16/11, nước này chuẩn bị phê duyệt loại thuốc Covid-19 được bào chế theo phương pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng trung hòa.

Đăng ngày: 17/11/2021
Mức độ nguy hiểm của hai biến thể nhánh Delta

Mức độ nguy hiểm của hai biến thể nhánh Delta

Hai biến thể AY.25 và AY.27 dường như dễ lây lan hơn, xuất hiện ở hầu hết các tỉnh của Canada.

Đăng ngày: 16/11/2021
Phát hiện vũ khí chống lại tất cả virus corona, bao gồm SARS-CoV-2

Phát hiện vũ khí chống lại tất cả virus corona, bao gồm SARS-CoV-2

Một nhóm nghiên cứu tại Trường ĐH Bắc Carolina - Chapel Hill (UNC) và Trường ĐH Duke (Mỹ) đã xác định được một loại kháng thể tấn công SARS-CoV-2, virus gây dịch Covid-19.

Đăng ngày: 16/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News