Chuyên gia nhận định về sự dần biến mất bí ẩn của biến thể Delta ở Nhật

Giáo sư Ituro Inoue cho biết việc biến thể Delta tích lũy quá nhiều đột biến trên protein nsp14 sẽ khiến virus mất đi chức năng tự sửa lỗi ở gien và đi đến việc tự hủy diệt.

Làn sóng lây nhiễm thứ năm do biến thể Delta gây ra ở Nhật đã đột ngột kết thúc khiến một số nhà khoa học bối rối, trong khi các chuyên gia khác cho rằng một đột biến có khả năng khiến virus tự tiêu hủy đã dẫn đến chuyện này.

Làn sóng lây nhiễm nghiêm trọng nhất tại Nhật do biến thể Delta gây ra chạm đỉnh dịch vào tháng 8, với hơn 23.000 ca mắc Covid-19 mới mỗi ngày. Tuy nhiên, con số này đã giảm xuống dưới mức 170 ca/ngày trong những tuần gần đây, có ngày không ghi nhận ca tử vong nào, theo đài RT.

Nhiều người cho rằng lý do giảm ca nhiễm là nhờ tỉ lệ tiêm chủng cao, cùng sự tuân thủ các biện pháp phòng dịch của người dân và các yếu tố khác, song một số nhà nghiên cứu cho rằng đây là một trường hợp vô cùng đặc biệt so với các quốc gia khác.

Theo ông Ituro Inoue, Giáo sư Viện Di truyền Quốc gia Nhật, biến thể Delta ở nước này tích lũy quá nhiều đột biến trên loại protein phi cấu trúc có chức năng sửa lỗi di truyền mang tên nsp14, khiến virus dần mất đi chức năng tự sửa lỗi ở gien và cuối cùng đi đến việc tự hủy diệt.

Ông Inoue tin rằng Nhật đã rất may mắn khi chứng kiến việc biến thể Delta loại bỏ các biến thể khác trước khi tự diệt trừ chính nó.

Chuyên gia nhận định về sự dần biến mất bí ẩn của biến thể Delta ở Nhật
Một cơ sở y tế điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Nhật Bản. (Ảnh: REUTERS).

Virus SARS-CoV-2 có tỉ lệ đột biến rất cao, giúp chúng nhanh chóng thích nghi với những thay đổi của môi trường. Tuy nhiên, điều này cũng mở ra một cánh cửa khác có lợi cho con người, khi các đột biến phát triển quá nhiều và xếp chồng lên nhau gây nên sự tuyệt chủng hoàn toàn của virus.

"Chúng tôi rất ngạc nhiên khi phát hiện điều này. Biến thể Delta ở Nhật có khả năng lây nhiễm mạnh và lấn át các biến thể khác. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng khi ngày càng nhiều đột biến xuất hiện, virus bị lỗi và mất khả năng tự nhân bản. Vì số ca nhiễm không tăng lên, chúng tôi cho rằng trong quá trình đột biến, SARS-CoV-2 đã tự biến mất do mất khả năng sinh sôi" - ông Inoue giải thích.

Giả thuyết của Giáo sư Inoue cũng có thể giúp giải thích lý do đại dịch SARS đột ngột chấm dứt vào năm 2003. Khi tiến hành thí nghiệm, các nhà khoa học tạo ra các đột biến nhân tạo tại protein nsp14 của virus SARS. Kết quả cho thấy virus dừng tự nhân bản.

Hiện tượng virus SARS-CoV-2 tự biến mất hoàn toàn có khả năng xảy ra ở các quốc gia khác, dù việc phát hiện có thể khó hơn vì không ở đâu protein nsp14 có nhiều đột biến như tại Nhật.

Giáo sư Inoue cho biết các đột biến virus tương tự cũng được phát hiện ở ít nhất 24 quốc gia khác. Dự kiến, ông cùng nhóm nghiên cứu của mình sẽ xuất bản bài báo cáo trình bày chi tiết những phát hiện của họ vào cuối tháng 11.

Theo Giáo sư Inoue, ngay cả khi lý thuyết về sự tự hủy tự nhiên của virus SARS-CoV-2 được xác nhận thì đây chỉ là một “sự cứu vãn tạm thời” cho người dân Nhật.

Ông tin rằng các biến thể mới nguy hiểm hơn vẫn có thể xuất hiện và xâm nhập vào nước này, bất chấp các biện pháp kiểm dịch và kiểm soát người nhập cư của Nhật, RT đưa tin.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa hoc công bố đột phá về thuốc điều trị Covid-19

Các nhà khoa hoc công bố đột phá về thuốc điều trị Covid-19

Theo thử nghiệm lâm sàng ở những F0 dễ trở nặng, Regen-CoV cho thấy khả năng dung nạp tốt, an toàn và giúp giảm nguy cơ lây nhiễm, tử vong.

Đăng ngày: 22/11/2021
Covid-19 còn đe dọa chúng ta bao lâu? Các chuyên gia đã có câu trả lời

Covid-19 còn đe dọa chúng ta bao lâu? Các chuyên gia đã có câu trả lời

Các biến thể của Covid-19 liên tục xuất hiện ở các khu vực khác nhau trên thế giới, khiến các chuyên gia đặt ra câu hỏi đại dịch sẽ kéo dài bao lâu nữa và các phương pháp phòng tránh hiện tại thực sự hiệu quả đến mức nào?

Đăng ngày: 21/11/2021
Bộ Y Tế hướng dẫn những F1 được cách ly tại nhà

Bộ Y Tế hướng dẫn những F1 được cách ly tại nhà

Bộ Y tế hướng dẫn F1 là người già, trẻ nhỏ, người hạn chế vận động, bị bệnh nền hoặc sức khỏe yếu cần người chăm sóc... được xem xét điều kiện cách ly tại nhà.

Đăng ngày: 17/11/2021
Trung Quốc có thể phê duyệt thuốc Covid-19 đầu tiên trên thế giới trong vài tuần tới

Trung Quốc có thể phê duyệt thuốc Covid-19 đầu tiên trên thế giới trong vài tuần tới

Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc vào ngày 16/11, nước này chuẩn bị phê duyệt loại thuốc Covid-19 được bào chế theo phương pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng trung hòa.

Đăng ngày: 17/11/2021
Mức độ nguy hiểm của hai biến thể nhánh Delta

Mức độ nguy hiểm của hai biến thể nhánh Delta

Hai biến thể AY.25 và AY.27 dường như dễ lây lan hơn, xuất hiện ở hầu hết các tỉnh của Canada.

Đăng ngày: 16/11/2021
Phát hiện vũ khí chống lại tất cả virus corona, bao gồm SARS-CoV-2

Phát hiện vũ khí chống lại tất cả virus corona, bao gồm SARS-CoV-2

Một nhóm nghiên cứu tại Trường ĐH Bắc Carolina - Chapel Hill (UNC) và Trường ĐH Duke (Mỹ) đã xác định được một loại kháng thể tấn công SARS-CoV-2, virus gây dịch Covid-19.

Đăng ngày: 16/11/2021
​​Công ty Anh thử nghiệm vaccine dán da có khả năng miễn dịch lâu hơn

​​Công ty Anh thử nghiệm vaccine dán da có khả năng miễn dịch lâu hơn

Công ty Emergex ở Anh sẽ sớm thử nghiệm lâm sàng đối với loại vaccine ngừa Covid-19 thế hệ thứ hai dưới dạng dán vào da và dùng tế bào T để tiêu diệt tế bào nhiễm bệnh.

Đăng ngày: 15/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News