Blue Origin chở 6 hành khách lên rìa vũ trụ sau hai năm

Tên lửa của Blue Origin chở hành khách lên rìa vũ trụ lần đầu tiên sau gần hai năm tạm ngừng hoạt động do chuyến bay thử nghiệm không người lái thất bại.

Tên lửa New Shepard và khoang chở khách cất cánh vào 21h36 ngày 19/5 theo giờ Hà Nội từ cơ sở của Blue Origin ở một trang trại tư nhân tại Tây Texas, theo CNN. NS-25, chuyến bay có người lái thứ 7 của Blue Origin tính đến nay, chở 6 hành khách gồm nhà đầu tư mạo hiểm Mason Angel, Sylvain Chiron, nhà sáng lập công ty bia Brasserie Mont-Blanc của Pháp, kỹ sư phần mềm kiêm thương gia Kenneth L. Hess, kế toán viên về hưu Carol Schaller, phi công Gopi Thotakura và Ed Dwight, chỉ huy Không quân Mỹ về hưu từng được tổng thống John F. Kennedy lựa chọn vào năm 1961 để trở thành ứng viên phi hành gia da đen đầu tiên của Mỹ.


Tên lửa New Shepard chở 6 hành khách lên rìa vũ trụ. (Ảnh: Blue Origin).

Dù hoàn thành huấn luyện ở Trường phi công nghiên cứu hàng không vũ trụ và được đề cử bởi Không quân Mỹ, cuối cùng Dwight không trở thành phi hành gia NASA. Trong chuyến bay của Blue Origin, ông lên tới rìa vũ trụ ở tuổi 90, trở thành người lớn tuổi nhất bay đến độ cao đó, theo phát ngôn viên của công ty.

Động cơ đẩy tên lửa hạ cánh an toàn hai phút trước khoang chở khách. Trong suốt nhiệm vụ, phi hành đoàn di chuyển nhanh hơn gấp 3 lần vận tốc âm thanh, ở tốc độ trên 3.218 km/h. Tên lửa đưa khoang chở khách vượt qua đường Kármán ở độ cao 100 km phía trên bề mặt Trái đất, ranh giới giữa bầu khí quyển Trái đất và vũ trụ. Hành khách trải qua vài phút không trọng lực và có dịp ngắm nhìn Trái đất qua cửa sổ cabin.

Hôm 12/9/2022, tên lửa và tàu vũ trụ New Shepard chở một loạt thiết bị khoa học gặp sự cố. Cục quản lý Hàng không Liên bang Mỹ (FAA), đơn vị cấp phép phóng tên lửa thương mại và phụ trách đảm bảo an toàn công cộng, tiến hành điều tra sự cố. Kết quả điều tra hé lộ vòi động cơ bị trục trặc do trải qua nhiệt độ cao hơn dự đoán. Để khắc phục vấn đề, Blue Origin đã thay đổi thiết kế buồng đốt, nơi nhiên liệu trộn lẫn với chất oxy hóa trong động cơ và điều chỉnh thông số vận hành, dữ liệu mà công ty sử dụng để lập mô hình bay an toàn.

Những thay đổi trên kết hợp với nhiệm vụ khoa học không người lái thành công vào tháng 12/2023 giúp công ty khởi động lại những chuyến bay lên rìa không gian. Trước sự cố hồi tháng 9/2022, tên lửa New Shepard đã trải qua 22 nhiệm vụ thành công liên tiếp, bao gồm 6 chuyến bay chở khách.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hai hành tinh có thể có sự sống tiên tiến hơn Trái đất 5 tỉ năm

Hai hành tinh có thể có sự sống tiên tiến hơn Trái đất 5 tỉ năm

Một nghiên cứu từ Anh đã chỉ ra nơi đang che giấu ít nhất 2 ngoại hành tinh có lục địa "già" hơn Trái đất 5 tỉ năm và có thể cả sự sống tiên tiến hơn.

Đăng ngày: 21/04/2025
Hệ Mặt trời đã có

Hệ Mặt trời đã có "hành tinh thứ 9": Kẻ xâm lăng từ bên ngoài?

Nghiên cứu mới từ Pháp - Mỹ cho thấy "Đám mây Oort" lạnh lẽo và bí ẩn ở rìa Hệ Mặt trời đang che giấu một ngoại hành tinh chưa từng biết.

Đăng ngày: 21/04/2025
NASA công bố tin xấu về

NASA công bố tin xấu về "Trái đất thứ hai"

Thế giới được NASA mô tả như một "Trái Đất khác", sở hữu cảnh quan phức tạp với núi, sông, hồ... rất giống địa cầu vừa được phân tích lần nữa.

Đăng ngày: 21/04/2025
Mặt trăng đã biến hình, lộn ngược từ trong ra ngoài

Mặt trăng đã biến hình, lộn ngược từ trong ra ngoài

Thiên thể chúng ta đang nhìn thấy trên bầu trời có thể không phải là Mặt trăng nguyên bản.

Đăng ngày: 21/04/2025
Xem trạm ISS hiện đang ở đâu chỉ bằng những trang web đơn giản này

Xem trạm ISS hiện đang ở đâu chỉ bằng những trang web đơn giản này

Bài viết sẽ chia sẻ một số cách giúp bạn dễ dàng theo dõi vị trí hiện tại của trạm ISS ở trên bầu trời.

Đăng ngày: 21/04/2025
Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này  cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Đăng ngày: 20/04/2025
NASA ghi lại hình ảnh hố đen

NASA ghi lại hình ảnh hố đen "ăn thịt" một ngôi sao

Dưới lực hút khủng khiếp từ hố đen, ngôi sao đã trải qua quá trình “mì ống hóa” bị kéo dãn và xé toạc ra trước khi bị nuốt chửng.

Đăng ngày: 20/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News