Tên lửa tái sử dụng của ông chủ Amazon lần thứ 3 liên tiếp hạ cánh thành công
Tên lửa tái sử dụng New Shepard của Jeff Bezos và Blue Origin đã xuất sắc hoàn thành thành công lần phóng thứ 3 của mình.
Ông chủ của Amazon Jeff Bezos kết hợp cùng với cơ quan vũ trụ tư nhân Blue Origin lần thứ 3 liên tiếp đưa quả tên lửa tái sử dụng của mình vào không gian và hạ cánh an toàn.
Tên lửa có tên New Shepard đã từng được phóng thành công vào tháng 11 năm ngoái và tháng 1 năm nay, và mới đây vào sáng thứ 7 giờ Mỹ, quả tên lửa New Shapard đã một lần nữa được phóng thành công.
Tên lửa New Shepard của Jeff Bezos và cơ quan vũ trụ Blue Origin.
Ông chủ của quả tên lửa này Jeff Bezos đã đăng những cập nhật về sự kiện trên Twitter của mình, ông cho biết lần hạ cánh lần này rất "hoàn hảo".
Cơ quan vũ trụ Blue Origin vẫn chưa công bố những đoạn video của lần phóng thử này, nhưng Bezos cho biết sự kiện này được các máy bay không người lái ghi lại video ở trên không.
Lần phóng và hạ cánh lần này được Blue Origin tiết lộ 1 ngày trước khi phóng, một số thông tin chi tiết về sự khác biệt của lần phóng này và 2 lần phóng còn lại cũng được công bố ra. Đây là lần đầu tiên cơ quan vũ trụ này tiết lộ lần phóng thử tên lửa trước khi nó được diễn ra.
Blue Origin đã tiết lộ về lần phóng này trước khi sự kiện diễn ra.
Ở lần phóng này, Blue Origin đã thay đổi động cơ của quả tên lửa để nó có thể hạ cánh ở độ cao hơn 1km. Nếu động cơ có trục trặc kĩ thuật, tên lửa có thể được tác động sớm hơn.
Blue Origin còn thử nghiệm một phần mềm mới dành cho khoang phi hành đoàn, khoang này sẽ tách khỏi quả tên lửa khi đang trong quá trình trở về trái đất và sử dụng dù để hạ cánh, còn quả tên lửa sẽ hạ cánh theo hướng thẳng đứng.
Các thí nghiệm về vi trọng lực (microgravity) cũng được tích hợp vào lần phóng này của New Shepard, một thí nghiệm để mô phỏng bề mặt của các tiểu hành tinh, một thí nghiệm để nghiên cứu những tác động bên ngoài và sự phân tán hạt hóa chất trong môi trường trọng lực thấp.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.
