Blue Origin phóng thành công tàu tái sử dụng New Shepard
Chuyến bay thử không người lái lần thứ 15 của phương tiện tái sử dụng cận quỹ đạo New Shepard diễn ra ở bệ phóng tại Tây Texas vào 0h50 ngày 15/4 theo giờ Hà Nội.
Tàu New Shepard bay lên độ cao hơn 105.000km và hạ cánh thành công. (Ảnh: Blue Origin).
Nhiệm vụ mang tên NS-15 mô phỏng những gì xảy ra khi Blue Origin bắt đầu chở khách. Trước chuyến bay, hai nhân viên của công ty tiến vào khoang tàu để luyện tập các quy trình mà phi hành gia tương lai phải tuân trước khi phóng. Bộ đôi phi hành gia đóng giả rời phương tiện ngay trước lúc cất cánh, sau đó quay trở lại khoang tàu để diễn tập quy trình sau khi hạ cánh. Theo Ariane Cornell, giám đốc bán hàng của Blue Origin, nhận xét nhiệm vụ này thực sự là bước tiến quan trọng hướng tới chuyến bay chở người đầu tiên.
Trong suốt thời gian tường thuật buổi phóng, Cornell và bình luận viên Patrick Zeitouni giới thiệu cơ sở phóng tàu mang tên Bãi phóng số 1 ở Tây Texas. Nhiệm vụ mới nhất được thực hiện bởi tàu New Shepard cải tiếng có tên gọi NS-4 hay RSS First Step, cất cánh lần đầu tiên hồi tháng 1 năm nay (RSS có nghĩa là Tàu vũ trụ tái sử dụng). Các cải tiến bao gồm hệ thống kiểm soát nhiệt độ và âm thanh, bảng hiển thị, hệ thống liên lạc bằng nút bấm trên bộ đàm.
Cả tàu New Shepard và tên lửa đẩy đều có thể tái sử dụng. Bộ đôi hạ cánh trơn tru trong vòng 10 phút sau khi phóng. Trong suốt chuyến bay, khoang tàu đạt độ cao tối đa 105.941 km. Ngoài thử nghiệm các quy trình dành cho phi hành gia, chuyến bay còn chở hình nộm mang tên Mannequin Skywalker cùng với hơn 25.000 bưu thiếp do các sinh viên gửi qua tổ chức phi lợi nhuận Club for the Future của Blue Origin.
Zeitouni và Cornell thông báo Blue Origin sẽ quyên góp Mannequin Skywalker và một chiếc ghế trên tàu New Shepard cho Trung tâm Vũ trụ và Tên lửa Mỹ ở Huntsville, Alabama.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
