Bọ cạp mẹ cõng con: Tấm ảnh tràn ngập tình mẫu tử, cho đến khi bạn biết sự thật đáng sợ phía sau
Tình mẫu tử tồn tại ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên đôi khi, câu chuyện lại nằm ngoài sức tưởng tượng.
Chắc bạn cũng từng nghe rất nhiều câu chuyện thắm đượm tình mẫu tử ngay trong thế giới tự nhiên. Từ bà mẹ cá voi mang xác con đi khắp đại dương, cho đến ông bố cá sấu cõng hàng trăm đứa nhóc trên lưng ship đi khắp nơi. Và tình mẫu tử cũng tồn tại trong thế giới của các loài côn trùng nữa, dù câu chuyện hơi khác một chút.
Bọ cạp mẹ cõng đàn con trên lưng.
Tấm ảnh phía trên xuất hiện trong một bài đăng trên Instagram của Bảo tàng Sa mạc Arizona-Sonora (Mỹ), cho chúng ta thấy để làm một bà mẹ với loài bọ cạp là không dễ dàng. Chúng phải chịu gánh nặng từ cả trăm con bọ cạp sơ sinh, chở chúng đi khắp nơi để đem đến sự bảo vệ tốt nhất.
Tuy nhiên, đằng sau câu chuyện này vẫn còn những sự thật hết sức đáng sợ!
Sự đáng sợ đầu tiên đến từ việc bọ cạp giao phối
Ban đầu, bọ cạp đực và cái sẽ dùng càng quắp chặt lấy nhau, thực hiện một "điệu nhảy" đặc trưng của loài - thứ vốn để con cái kiểm chứng sức mạnh con đực. Sau đó, con đực sẽ xoay vòng, tìm điểm thích hợp để đưa tinh trùng vào cơ thể bạn tình.
Sau vài phút, khi điệu nhảy chấm dứt, chúng sẽ tách rời nhau ra, đường ai nấy đi. À cũng không hẳn là đường ai nấy đi, vì nếu con cái có hứng thú, nó sẽ lập tức ăn thịt bạn tình của mình để cả hai ở bên nhau suốt đời (việc bọ cạp cái ăn con đực cũng hiếm khi xảy ra). Trên thực tế, bọ cạp cũng không cần cá thể khác giống để sinh sản. Trong điều kiện khó khăn, chúng có thể thực hiện sinh sản vô tính để đảm bảo số lượng loài.
Đẻ con và nuôi con
Tùy vào giống loài, bọ cạp mẹ có thể mang thai tới 18 tháng trước khi con của nó ra đời. Sở dĩ lâu như vậy là vì không giống các loài côn trùng và loài lớp nhện (arachnid), bọ cạp sinh con chứ không đẻ trứng.
Bọ cạp sinh con chứ không đẻ trứng.
Và đây là lúc sự đáng sợ bắt đầu xuất hiện. Khi bọ cạp non ra đời, bộ xương giáp xác bọc ngoài khá mềm, khiến chúng trở thành con mồi cực kỳ dễ dàng cho kẻ thù. Để tránh tình cảnh ấy, bọ cạp non sẽ leo lên lưng mẹ, ở đó vài tuần cho đến khi đủ cứng cáp. Vấn đề nằm ở chỗ trong quá trình này, bọ cạp mẹ hoàn toàn có thể nổi hứng... xơi luôn con nó, nếu như không tìm được đủ thức ăn.
Một lần sinh nở, bọ cạp mẹ sẽ chỉ ăn từ 1 - 2 con non. Cũng không nhiều nhặn gì so với số lượng nó đẻ ra, nhưng việc con non ra đời đã phải... chơi xổ số với tính mạng của mình cũng khiến chúng ta cảm thấy câu chuyện tình mẫu tử kia bớt đi phần nào ý nghĩa.
Rồi cuộc sống lại trôi đi. Bọ cạp non sau khi đủ cứng cáp sẽ xuống khỏi lưng mẹ, đi khám phá thế giới, và rồi vòng lặp lại tiếp tục.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.
