Bộ dụng cụ tự phát hiện bệnh truyền nhiễm sẽ cứu sống hàng triệu người

Theo phóng viên tại Sydney, một nhà khoa học tại Australia đã phát triển thành công bộ dụng cụ tự kiểm tra sức khỏe từ xa đơn giản.

Thiết bị này giúp phát hiện sớm những bệnh truyền nhiễm như sốt rét, có khả năng cứu sống hàng triệu người và giảm thiểu tác động dịch bệnh tại những khu vực dễ nhiễm bệnh.

Bộ dụng cụ gồm que lấy mẫu máu, nước tiểu hoặc nước bọt, nước và điện thoại thông minh.

Sau khi cho nước vào các mẫu này, người dùng chỉ cần sử dụng một thiết bị cầm tay nhỏ (như điện thoại thông minh) để phát hiện bệnh trong mẫu thử nếu có, do nước tạo ra một vi sinh vật sản sinh ra những phản ứng sinh học có thể phát hiện ký sinh trùng gây bệnh, như sốt rét.

Bộ dụng cụ tự phát hiện bệnh truyền nhiễm sẽ cứu sống hàng triệu người
Tiến sĩ Lee Alissandratos. (Nguồn: ANU).

Tác giả bộ dụng cụ, tiến sĩ Lee Alissandratos thuộc trường Nghiên cứu Hóa học tại Đại học Quốc gia Australia (ANU), cho biết với công cụ giá rẻ và rất dễ sử dụng này, bất kỳ ai ở bất cứ nơi đâu, kể cả các vùng xa xôi hẻo lánh, đều có thể tự làm xét nghiệm để phát hiện bệnh của mình mà không cần phải gửi mẫu máu hay mẫu nước tiểu tới bệnh viện hay phòng thí nghiệm vốn khá tốn kém và thậm chí là không khả thi đối với nhiều khu vực.

Tiến sỹ Lee phát triển bộ dụng cụ trên do nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát hiện sớm các ký sinh trùng gây bệnh trong cuộc chiến toàn cầu để kiểm soát và xóa sổ một số bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh trên thế giới hiện nay.

Trong nhiều trường hợp, ban đầu nhiều bệnh thường không có bất kỳ triệu chứng nào, nhưng khi bộc phát các triệu chứng thì cũng là lúc dịch bệnh đã lan rộng.

Tiến sỹ Lee tin tưởng bộ dụng cụ này rất hữu ích cho các nước đang phát triển, nơi vẫn tồn tại nhiều bệnh truyền nhiễm gây chết người như sốt rét.

Quyền Phó hiệu trưởng ANU Mike Calford nhận định công trình nghiên cứu của tiến sĩ Lee có thể cứu sống hàng triệu người trên thế giới và giúp giảm thiểu tác động ở những khu vực bùng phát dịch bệnh.

Quỹ từ thiện Bill and Melinda đã tài trợ 100.000 USD cho việc phát triển đầy đủ bộ dụng cụ tự phát hiện bệnh truyền nhiễm nói trên trong vòng 18 tháng tới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu

Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu "béo" cỡ nào không?

Lại một màu Trung thu nữa đến, và bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8.

Đăng ngày: 12/09/2019
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Mù tạt ngăn ngừa ung thư

Mù tạt ngăn ngừa ung thư

Hạt mù tạt chứa allyl isothiocyanate, phenethyl, melatonin... giúp cơ thể chống lão hóa, kháng khuẩn, ức chế sự hình thành của các tế bào ung thư.

Đăng ngày: 17/08/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News