Bộ mặt vạn năng có thể "bẻ khóa" nhiều hệ thống nhận diện

Nhóm các nhà nghiên cứu tại Israel cho biết bằng cách sử dụng AI, họ có thể đánh lừa hầu hết công nghệ nhận diện khuôn mặt sinh trắc học.

Công nghệ nhận diện khuôn mặt ngày càng được sử dụng rộng rãi trên thiết bị cá nhân lẫn trong công nghiệp. Tuy nhiên, nhóm nhà khoa học máy tính của Đại học Tel Aviv tại Israel đã tìm ra cách để vượt qua phần lớn công nghệ nhận diện khuôn mặt mà không cần biết đến mặt nạn nhân.

Trong nghiên cứu mới công bố, họ cho biết sử dụng phương pháp mang tên "master face", áp dụng AI để tạo ra một mẫu khuôn mặt giả nhằm đánh lừa hệ thống nhận diện. Khuôn mặt giả này sau đó có thể sao chép những điểm nhận dạng của nhiều người khác nhằm tạo ra một "khóa vạn năng".

Theo kết quả công bố, nhóm nghiên cứu có thể tạo ra "mặt vạn năng" cho 40% dân số thế giới chỉ với 9 khuôn mặt do hệ thống AI StyleGAN tổng hợp.


Những ảnh Master Face được tạo bởi StyleGAN cho ra tỷ lệ thành công cao nhất trong các bài thử nghiệm. (Ảnh: Nghiên cứu của Đại học Tel Aviv).

"Kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng những phương thức nhận diện khuôn mặt rất dễ bị tấn công, thậm chí ngay cả khi không sở hữu bất kỳ thông tin nào của mục tiêu. Một số phương pháp chống giả mạo được áp dụng nhằm tăng tính bảo mật của bộ nhận diện. Chúng tôi kết hợp một số kỹ thuật khác để có thể vượt qua các biện pháp phòng thủ", các nhà khoa học chia sẻ.

Theo như nghiên cứu, lỗ hổng của đa số hệ thống này là việc chúng sử dụng nhiều bộ dấu hiệu định sẵn để nhận diện danh tính người dùng. Từ đó, nhóm tạo ra một mẫu khuôn mặt tương thích. Thực chất, cuộc tấn công này thành công vì nó tạo ra được nhiều bản sao giống với phần lớn người dùng.

Những mẫu này được tạo bởi thuật toán StyleGAN, một mô hình AI có khả năng tạo ảnh kỹ thuật số về gương mặt của một người không có thật. Chỉ một lần kiểm tra, họ đã thành công mở khóa hơn 20% trong số 13.000 khuôn mặt ở bộ dữ liệu của Đại học Massachusetts. Một số thử nghiệm khác cho ra kết quả cao hơn.

Hơn thế nữa, các nhà nghiên cứu nói rằng sản phẩm của họ có thể kết nối với công nghệ deepfake, có khả năng đánh lừa một số phương thức nhận diện người.

Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng nhận diện gương mặt cho các tài khoản mạng xã hội tồn tại nhiều rủi ro. Tin tặc có thể áp dụng phương pháp này để đánh cắp dữ liệu người dùng.

Mặc dù nghiên cứu này chưa được bình duyệt, nó là minh chứng cho nhiều rủi ro tiềm ẩn của công nghệ nhận diện khuôn mặt mà người dùng nên lưu ý. Bên cạnh đó, việc những công cụ này đôi lúc vận hành thiếu liền mạch và một số công ty công nghệ khẳng định rằng sản phẩm của họ vẫn chưa hoàn toàn tối ưu, góp phần khiến quan ngại về độ an toàn của bảo mật bằng gương mặt vẫn còn là một ẩn số.

Loading...
TIN CŨ HƠN

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?

AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Đăng ngày: 29/12/2024
Những ứng dụng thiết thực của AI trong cuộc sống

Những ứng dụng thiết thực của AI trong cuộc sống

Không chỉ tạo ra cơn sốt về công nghệ, AI còn đặt viên gạch đầu tiên cho một kỷ nguyên máy móc, từng bước thay thế con người thực hiện những công việc từ đơn giản cho tới không tưởng.

Đăng ngày: 22/12/2024
Trí tuệ nhân tạo là gì? AI (artificial intelligence) là gì?

Trí tuệ nhân tạo là gì? AI (artificial intelligence) là gì?

Định nghĩa trí tuệ nhân tạo: (AI: Artificial Intelligence) có thể được định nghĩa như một ngành của khoa học máy tính liên quan đến việc tự động hóa các hành vi thông minh.

Đăng ngày: 02/12/2024
Tìm hiểu về robot Sophia

Tìm hiểu về robot Sophia

Sophia là một robot hình dạng giống con người được phát triển bởi công ty Hanson Robotics ở Hồng Kông.

Đăng ngày: 18/09/2024
Deepfake là gì? Làm sao để phát hiện video làm từ deepfake?

Deepfake là gì? Làm sao để phát hiện video làm từ deepfake?

Hình ảnh, video deepfake đang trở thành một trào lưu hết sức nguy hiểm và xuất hiện ngày càng nhiều trên mạng hay các phương tiện truyền thông.

Đăng ngày: 20/07/2024
Trí tuệ nhân tạo giải mã bản ghi chép cổ đại

Trí tuệ nhân tạo giải mã bản ghi chép cổ đại

Thư viện Tu viện St. Gall ở Thụy Sĩ là nơi lưu giữ khoảng 160.000 tập bản thảo văn học và lịch sử có niên đại từ thế kỷ thứ 8.

Đăng ngày: 06/08/2021
Công nghệ AI giúp rút ngắn tốc độ điều chế vaccine đáng kinh ngạc

Công nghệ AI giúp rút ngắn tốc độ điều chế vaccine đáng kinh ngạc

Công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI) đang làm thay đổi toàn bộ ngành công nghiệp dược phẩm.

Đăng ngày: 03/08/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News