Bộ não tự ăn mình nếu thiếu ngủ
Lý do con người cần ngủ giờ đây không chỉ dừng lại ở nhu cầu tái tạo năng lượng sau mỗi 12 giờ. Não bộ của chúng ta thật sự thay đổi trạng thái khi ngủ để tẩy sạch những phó phẩm độc hại mà hoạt động thần kinh để lại trong ngày. Kỳ quặc hơn nữa, một quá trình tương tự cũng xuất hiện trong bộ não bị thiếu ngủ thường xuyên.
Các nhà nghiên cứu phát hiện, tình trạng mất ngủ liên tục khiến não bộ bị mất đi một khối lượng đáng kể các dây thần kinh và những mối liên kết khớp thần kinh, và khi đó ngủ thêm cũng có thể không đủ sức đảo ngược mức độ tổn hại.
Mất ngủ liên tục khiến não bộ bị mất đi một khối lượng đáng kể các dây thần kinh.
Đội ngũ chuyên gia do nhà khoa học thần kinh Michele Bellesi của Đại học Bách khoa Marche Polytechnic (Ý) dẫn đầu đã tiến hành kiểm tra phản ứng của não động vật có vú trước thói quen ngủ nghỉ không lành mạnh, và phát hiện sự tương đồng đáng ngạc nhiên giữa chuột được ngủ đủ và chuột thiếu ngủ. Giống như những tế bào ở nơi khác trong cơ thể, các dây thần kinh trong não thường xuyên được nạp năng lượng thông qua hai dạng khác nhau của tế bào thần kinh đệm, chỉ dạng tế bào thường được gọi là chất kết dính của hệ thần kinh, được chia làm đại tế bào và vi tế bào.
Trong đó, vi tế bào thần kinh đệm chịu trách nhiệm loại bỏ những tế bào đã kiệt sức hoặc già yếu thông qua quá trình gọi là thực bào. Nhiệm vụ của tế bào sao, thuộc nhóm đại tế bào, là loại bỏ các mối nối thần kinh không cần thiết trong não nhằm mục đích trả lại sự tươi mới và tái cấu trúc quá trình truyền dẫn.
Giới khoa học biết rằng quá trình trên diễn ra trong lúc chúng ta ngủ, nhưng báo cáo đăng trên chuyên san Journal of Neuroscience cho thấy mất ngủ cũng gây ra phản ứng tương tự. Thế nhưng, thay vì mang đến ích lợi, bộ não trong lúc không được nghỉ ngơi đủ đã quá mức nhiệt tình với công tác dọn dẹp và bắt đầu gây tổn hại cho chính bản thân.
“Đây là lần đầu tiên giới khoa học chứng minh được những phần của các mối nối thần kinh bị đại tế bào ăn sạch vì mất ngủ kinh niên (ít nhất là ở chuột)”, theo tạp chí khoa học New Scientist dẫn lời trưởng nhóm Bellesi. Thông tin này được công bố sau khi chuyên san Journal of the American Heart Association đăng tải báo cáo cho thấy ngủ quá ít có thể đẩy con người đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Cụ thể, những người mắc hội chứng trao đổi chất (gồm tiểu đường, cao huyết áp, béo phì) và ngủ ít hơn 6 giờ/đêm đối mặt với nguy cơ thiệt mạng cao hơn nhóm ngủ đủ.
Các báo cáo trên cho thấy sự cấp bách khi cần phải tìm ra hướng giải quyết nhanh chóng liên quan đến giấc ngủ ở người.

5 loại thực phẩm đừng nên ăn chung với dứa nếu không muốn bị "Tào Tháo đuổi"
Dứa là một loại quả được nhiều người ưa thích vì ngon mà giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, để có thể thưởng thức một cách trọn vẹn nhất, chúng ta không nên ăn dứa cùng các thực phẩm sau, nếu không sẽ làm tổn hại đến sức khỏe.

Chết não và cái chết của con người
Chết não là gì? Chết não có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây chết não là gì? Chết não có cứu chữa được không? Cùng tìm hiểu về những vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Những lý do nên dùng cà chua
Cà chua thường xuyên xuất hiện trong căn bếp của mọi nhà và được dùng để chế biến rất nhiều món ăn. Nhưng lợi ích, tác dụng tuyệt vời của loại quả này cũng như cách ăn nó sao cho tốt nhất thì không phải ai cũng biết.

Hướng dẫn cách dùng chỉ nha khoa "chuẩn"
Chỉ nha khoa giúp vệ sinh các mảng bám trên răng tốt tăm thông thường. Tuy nhiên, sử dụng chỉ nha khoa sai kỹ thuật có thể gây tổn thương răng và nướu.

Uống nước lá tía tô có tác dụng và tác hại đối với sức khỏe như thế nào?
Tía tô là một trong những loại cây thuốc dân gian lâu đời và được sử dụng rộng rãi nhất ở nước ta.

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người
Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.
