Bộ Y Tế ban hành hướng dẫn phân loại F0 được chăm sóc tại nhà

Theo Bộ Y tế, nhóm người mắc Covid-19 thuộc nhóm nguy cơ thấp sẽ được chăm sóc tại nhà riêng nếu nơi cư trú đảm bảo các quy định.

Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 5525 kèm hướng dẫn phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 và định hướng xử trí, cách ly, điều trị. Quyết định này thay thế cho Quyết định số 3646 ban hành ngày 31/7.

4 nhóm nguy cơ

Theo hướng dẫn này, việc phân loại theo 4 nhóm nguy cơ (theo bảng màu đỏ - cam - vàng và xanh) và định hướng xử trí, cách ly, điều trị, cụ thể:

Nguy cơ thấp (màu xanh): Tuổi từ ≥ 3 tháng đến ≤ 49 tuổi và chưa phát hiện bệnh lý nền, đã tiêm đủ liều vaccine, sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường, SpO2 từ 97% trở lên.

Nhóm này được chăm sóc tại nhà riêng (đủ điều kiện theo quy định). Trạm y tế, nhân viên y tế, tình nguyện viên theo dõi, quản lý người nhiễm, phát hiện sớm dấu hiệu chuyển tầng cao hơn. Bên cạnh đó, nhân viên y tế cần hỗ trợ tâm lý, dinh dưỡng, vận động, theo dõi sức khỏe liên tục, đánh giá nguy cơ. Đồng thời, người dân được cung cấp gói chăm sóc tại nhà (thuốc kháng virus, vitamin, nhu yếu phẩm…).

Nguy cơ trung bình (màu vàng): Từ 50 đến 64 tuổi, chưa phát hiện bệnh lý nền và đã tiêm đủ liều vaccine; tuổi từ ≥ 3 tháng đến ≤ 49 tuổi và chưa tiêm đủ liều vaccine; có dấu hiệu như: Sốt, ho, đau họng, khó thở nhẹ…. SpO2 từ 97% trở lên. Nhóm này điều trị tại bệnh viện, cơ sở tiếp nhận điều trị Covid-19 tầng 1. Nếu cơ sở điều trị tầng 1 của địa phương quá tải, có thể xem xét điều trị tại cộng đồng.

Theo hướng dẫn, nhóm nguy cơ trung bình cần theo dõi sát sao, phát hiện sớm dấu hiệu thay đổi cần nhập viện ngay hoặc chuyển tầng cao hơn. Việc điều trị bằng thuốc kháng virus; điều trị triệu chứng như: Hạ sốt, giảm đau, giảm ho cùng với nâng cao thể trạng, dinh dưỡng, vật lý trị liệu, hỗ trợ tâm lý, tự theo dõi sức khỏe.

Bộ Y Tế ban hành hướng dẫn phân loại F0 được chăm sóc tại nhà
Bên trong khu điều trị người bệnh Covid-9 tại Trung tâm Hồi sức Covid-19 - Bệnh viện Trung ương Huế. (Ảnh: Chí Hùng).

Nguy cơ cao (màu cam): Tuổi ≥ 65 và đã tiêm đủ liều vaccine; mắc bệnh lý nền và đã tiêm đủ liều vaccine; từ 50 đến 64 tuổi, chưa phát hiện bệnh lý nền và chưa tiêm đủ liều vaccine; phụ nữ có thai, vừa sinh con ≤ 42 ngày; trẻ em ≤ 3 tháng tuổi; SpO2 từ 94% đến 96%.

Nhóm này được điều trị tại bệnh viện tiếp nhận, điều trị Covid-19 tầng 2. Người bệnh cần được theo dõi phát hiện sớm dấu hiệu chuyển tầng cao hơn; điều trị thuốc kháng virus, dinh dưỡng, điều trị dự phòng thuốc chống đông, bảo đảm sẵn sàng hỗ trợ thở oxy và dùng thuốc chống viêm khi suy hô hấp; theo dõi điều trị kết hợp bệnh lý nền.

Nguy cơ rất cao (màu đỏ): Tuổi ≥ 65 và chưa tiêm đủ liều vaccine; mắc bệnh lý nền và chưa tiêm đủ liều vaccine; có tình trạng cấp cứu; SpO2 < 94%. Nhóm này điều trị tại bệnh viện tiếp nhận điều trị Covid-19 tầng 2, 3; trung tâm hồi sức tích cực Covid-19 (căn cứ theo chỉ định của bác sĩ và tính sẵn có giường bệnh).

Với nhóm nguy cơ rất cao, cần phải hỗ trợ thở: Thở oxy, thở HFNC, thở máy, ECMO (thiết bị tim, phổi nhân tạo), hỗ trợ các cơ quan suy chức năng (chạy thận, lọc máu, trợ tim, vận mạch…). Đồng thời, điều trị chống viêm, chống đông, kháng sinh, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, phòng ngừa biến chứng; theo dõi điều trị kết hợp bệnh lý nền, chuyển tầng điều trị thấp hơn nếu đáp ứng điều trị cho F0.

Nguyên tắc điều trị người bệnh Covid-19

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng hướng dẫn 7 nguyên tắc điều trị F0.

  • Theo dõi, chăm sóc các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng và ca bệnh nhẹ ngay tại nhà nếu đủ điều kiện. Tập trung điều trị tốt ngay tại tầng 1, tầng 2 cho người bệnh, tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực các ca bệnh nặng ở tầng trên.
  • Mỗi cơ sở tiếp nhận bố trí ít nhất 2 tầng điều trị và bảo đảm tỷ lệ giường bệnh hồi sức tích cực theo phân tầng điều trị.
  • Đánh giá nguy cơ và theo dõi tình trạng bệnh chặt chẽ, chủ động tiên lượng các tình huống tăng nặng để điều trị phù hợp, can thiệp sớm.
  • Cập nhật, tuân thủ, thực hiện các hướng dẫn, phác đồ điều trị, giảm thiểu tình trạng người bệnh tiến triển nặng và tử vong tại các cơ sở điều trị.
  • Chế độ dinh dưỡng, nước uống, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tinh thần có vai trò rất quan trọng, cần quan tâm như thuốc và can thiệp y khoa để điều trị hiệu quả, giảm tử vong.
  • Tăng cường kết nối, hội chẩn, tư vấn điều trị từ xa, tầng trên chỉ đạo tuyến cho tầng dưới để điều trị hiệu quả ngay tại tầng dưới.
  • Cộng đồng, y tế tuyến cơ sở và các bệnh viện tiếp nhận, điều trị Covid-19 thực hiện nghiêm việc phân loại nguy cơ. Tuy nhiên, căn cứ trên tình trạng lâm sàng của người bệnh và tính sẵn có của giường bệnh, cơ sở y tế (bác sĩ điều trị) có quyền quyết định chuyển người bệnh vào loại giường bệnh phù hợp với thực tế.

Trung Quốc tuyên bố phát hiện kháng thể vô hiệu hóa mọi biến chủng Covid-19

Triệu chứng khi mắc biến thể Covid mới Omicron

Phát hiện "siêu biến thể" Covid-19 mới chứa 32 đột biến: Nhà virus học nói thật kinh khủng

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc tuyên bố phát hiện kháng thể vô hiệu hóa mọi biến chủng Covid-19

Trung Quốc tuyên bố phát hiện kháng thể vô hiệu hóa mọi biến chủng Covid-19

Các nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố đã phân lập được một kháng thể có khả năng vô hiệu hóa mọi biến chủng Covid-19 kể cả trong phòng thí nghiệm và trên sinh vật sống.

Đăng ngày: 02/12/2021
Các chuyên gia tại Đại học Hồng Kông đã phân lập thành công siêu biến chủng Omicron

Các chuyên gia tại Đại học Hồng Kông đã phân lập thành công siêu biến chủng Omicron

Các chuyên gia tại Đại học Hồng Kông đã phân lập thành công siêu biến chủng Omicron

Đăng ngày: 02/12/2021
Biến thể Omicron sẽ tự diệt vì có quá nhiều đột biến?

Biến thể Omicron sẽ tự diệt vì có quá nhiều đột biến?

Biến thể Omicron có nhiều đột biến hơn nhưng không có nghĩa là tồi tệ hơn, các đột biến đôi khi sẽ kết hợp với nhau và có thể tự đẩy mình vào con đường tự diệt?

Đăng ngày: 02/12/2021
Vì sao biến chủng Omicron có nguy cơ dễ lây lan hơn?

Vì sao biến chủng Omicron có nguy cơ dễ lây lan hơn?

Sự xuất hiện của 32 đột biến trên protein gai của Omicron khiến giới chuyên gia lo ngại. Nhưng chúng ta vẫn chưa có gì chắc chắn nó nguy hiểm hơn chủng Delta trước đó.

Đăng ngày: 30/11/2021
Triệu chứng khi mắc biến thể Covid mới Omicron

Triệu chứng khi mắc biến thể Covid mới Omicron

Bác sĩ tại Nam Phi cho biết các triệu chứng ở những bệnh nhân mắc phải biến thể Omicron là khá bất thường, nhưng không nặng.

Đăng ngày: 29/11/2021
Hai dấu hiệu đáng lo ngại ở siêu biến chủng Omicron

Hai dấu hiệu đáng lo ngại ở siêu biến chủng Omicron

Với lượng đột biến gấp đôi Delta và nhanh chóng thành chủng trội ở Nam Phi, Omicron có nhiều lý do khiến thế giới phải lo ngại và hành động gấp rút.

Đăng ngày: 28/11/2021
Những điều chúng ta đã biết về biến chủng B.1.1.529

Những điều chúng ta đã biết về biến chủng B.1.1.529

Dù mới được phát hiện, biến chủng B.1.1.529 - chủng virus có số lượng đột biến cao hơn đáng kể so với chủng Delta - đã kịp lây lan ra ít nhất hai châu lục.

Đăng ngày: 27/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News