Bộ Y tế: Người tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca "không nên hoang mang"

Bộ Y tế cho rằng tác dụng phụ của vaccine Covid-19 AstraZeneca (nếu có) chỉ xảy ra trong vòng 28 ngày sau khi dùng, người đã tiêm không nên hoang mang.

Sáng 3/5, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê khuyên như trên sau khi AstraZeneca lần đầu thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng có thể gây đông máu trong một số trường hợp hiếm gặp.

Bộ Y tế: Người tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca không nên hoang mang
Một lọ vaccine Covid-19 của AstraZeneca được tiêm tại Việt Nam năm 2021. (Ảnh: Hữu Khoa).

Theo ông Khuê, hầu hết mọi người đã tiêm vaccine Covid-19 AstraZeneca được vài năm (giai đoạn 2021-2022), do đó "không cần quá lo ngại bị tác dụng phụ dẫn đến đông máu". Ngoài ra, đông máu cũng là tác dụng phụ Việt Nam đã cảnh báo đến người dân khi tổ chức tiêm vaccine Covid-19. Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng chặt chẽ, người dân phải đo huyết áp, khám sàng lọc cũng như theo dõi chặt chẽ trước, trong, sau tiêm. Bộ cũng khuyến cáo cảnh giác, theo dõi, phát hiện sớm và xử trí kịp thời những biến cố đông máu hiếm gặp ở người sau tiêm, như cần nhập viện khi nhức đầu dữ dội; đau bụng, đau lưng; buồn nôn và nôn; thay đổi thị lực...

Tương tự, một chuyên gia của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết các loại vaccine khi được cấp phép sử dụng đều phải trải qua quá trình kiểm duyệt rất nghiêm ngặt. Tỷ lệ phản ứng phụ ghi nhận sau khi tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca rất thấp. Thực tế, tại Việt Nam đã có hàng chục triệu liều vaccine của AstraZeneca được tiêm chủng nhưng chỉ ghi nhận một vài trường hợp phản ứng liên quan đến huyết khối sau tiêm, không đe dọa tính mạng.

"Đây là một tỷ lệ vô cùng thấp", chuyên gia này nói, thêm rằng huyết khối chỉ xảy ra trong vòng 28 ngày sau khi dùng vaccine. Hiện, Việt Nam đã dừng triển khai tiêm chủng vaccine Covid-19 AstraZeneca, đến nay không ghi nhận thêm trường hợp có phản ứng bất lợi sau tiêm.

Khi đại dịch Covid-19 xảy ra, Việt Nam đã đặt mua 30 triệu liều vaccine của AstraZeneca, kèm theo các đợt viện trợ. Đến giữa năm 2023, nước ta tiêm hơn 266,5 triệu liều, là một trong quốc gia có tỷ lệ bao phủ vaccine cao nhất thế giới. Vaccine Covid-19 có hiệu quả trong phòng bệnh và các biến chứng do nCoV gây ra, giảm tỷ lệ mắc bệnh nặng và tử vong.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thêm nghi vấn virus Covid-19 rò rỉ từ phòng thí nghiệm

Thêm nghi vấn virus Covid-19 rò rỉ từ phòng thí nghiệm

Nghiên cứu mới từ Đại học New South Wales, Australia kết luận virus SARS-CoV-2 xuất phát từ phòng thí nghiệm đã lần nữa dấy lên những tranh cãi về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.

Đăng ngày: 20/03/2024
Covid-19 ảnh hưởng đến tuổi thọ con người ra sao?

Covid-19 ảnh hưởng đến tuổi thọ con người ra sao?

Đại dịch đã định hình lại đáng kể tuổi thọ của con người, với một mức giảm nghiêm trọng hơn so với những nghiên cứu chỉ ra trước đây.

Đăng ngày: 15/03/2024
Bất ngờ trước tình trạng của người tiêm tới 217 mũi vaccine Covid-19 vào cơ thể

Bất ngờ trước tình trạng của người tiêm tới 217 mũi vaccine Covid-19 vào cơ thể

Một người đàn ông tại Đức đã tiêm hơn 200 mũi vaccine phòng COVID-19 nhưng các nhà khoa học không phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào với hệ miễn dịch của người này.

Đăng ngày: 07/03/2024
Những điều cần biết về biến chủng Covid JN.1

Những điều cần biết về biến chủng Covid JN.1

JN.1 là nhánh trực tiếp của BA.2.86, còn gọi là " Pirola", nhờ đột biến ở protein gai, nó có thể trốn tránh miễn dịch, lây lan nhanh chóng.

Đăng ngày: 25/01/2024
Nghiên cứu cho thấy Covid-19 khiến con người già nhanh hơn

Nghiên cứu cho thấy Covid-19 khiến con người già nhanh hơn

Nghiên cứu cho thấy Covid-19 có thể lây nhiễm tế bào thần kinh dopamine trong não và gây lão hóa nhanh chóng hơn bình thường.

Đăng ngày: 19/01/2024
WHO công bố biến chủng Covid mới

WHO công bố biến chủng Covid mới "đáng quan tâm"

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa phân loại JN.1 là biến chủng " được quan tâm", có thể trốn tránh miễn dịch tốt hơn các phiên bản trước đó của nCoV.

Đăng ngày: 21/12/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News