WHO công bố biến chủng Covid mới "đáng quan tâm"

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa phân loại JN.1 là biến chủng "được quan tâm", có thể trốn tránh miễn dịch tốt hơn các phiên bản trước đó của nCoV.

JN.1 có nguồn gốc từ BA.2.86, biến chủng phụ của Omicron. Nó sở hữu một đột biến khác biệt ở protein gai (chịu trách nhiệm xâm nhập và lây nhiễm tế bào) và các đột biến tại những vùng khác.

Biến chủng đáng quan tâm (variant of interest - VOI) chứa các đặc điểm di truyền làm virus có khả năng lây lan cao hơn, né tránh được hệ miễn dịch của cơ thể, khó phát hiện khi xét nghiệm hoặc làm cho bệnh nặng hơn. Trước đó, XBB.1.5, EG.5 cũng được WHO xếp vào nhóm VOI.

Trong khi đó, một biến chủng trở thành đáng lo ngại (VOC) khi những biến đổi về bộ gene của virus mang ý nghĩa lâm sàng hoặc có những yếu tố sau: khả năng lây truyền tăng; độc lực (mức độ nghiêm trọng của bệnh) tăng; thay đổi hiệu quả vaccine (giảm hiệu quả); thay đổi hiệu quả chẩn đoán (phương pháp chẩn đoán hiện tại không còn hiệu quả)... Alpha, Beta, Gama, Delta từng được WHO xếp vào nhóm VOC.

WHO cho biết JN.1 không gây quá nhiều mối đe dọa đối với cộng đồng. Tuy nhiên, tổ chức này cảnh báo các quốc gia nên lưu ý Covid-19 cộng với các mầm bệnh khác trong mùa đông có thể tạo nên đợt dịch bệnh đường hô hấp, ảnh hưởng đến hệ thống y tế.

WHO công bố biến chủng Covid mới đáng quan tâm
Hình ảnh hiển vi điện tử của nCoV, màu cam. (Ảnh: NIAID-RML).

"Khi mùa đông bắt đầu ở Bắc bán cầu, JN.1 sẽ làm tăng gánh nặng bệnh tật quốc gia", WHO nêu rõ.

Tại Mỹ, JN.1 xuất hiện trong khoảng 20% số ca nhiễm nCoV mới, theo dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC). Cơ quan cho rằng mức độ lây nhiễm của virus sẽ tiếp tục tăng.

Theo ZOE Health Study, từ ngày 6/12 đến nay, Anh ghi nhận 97.000 trường hợp có triệu chứng Covid-19. Giáo sư Azeem Majeed, Trưởng Khoa Y tế dự phòng tại Imperial College London, cho biết JN.1 "dường như là biến chủng phát triển nhanh nhất ở Anh hiện tại".

Xét nghiệm và phương pháp điều trị trước đây vẫn sẽ hiệu quả đối với JN.1. Đến nay, chuyên gia chưa ghi nhận bệnh nhân có triệu chứng nặng hơn sau khi nhiễm virus.

"Dù số ca nhiễm JN.1 gia tăng nhanh chóng, các bằng chứng về độ nghiêm trọng của nó so với những phiên bản virus khác còn hạn chế", WHO cho hay.

Theo WHO, các loại vaccine hiện có, gồm vaccine dựa trên biến chủng gốc là XBB vẫn hiệu quả bảo vệ người dùng trước nguy cơ chuyển nặng và tử vong.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện

Phát hiện "lỗi" trong vắc xin Covid Moderna, Pfizer: Khoa học nói gì?

Một khám phá mới về " lỗi" của công nghệ mRNA ở vắc xin COVID-19 Moderna, Pfizer khiến các nhà khoa học đang phải xem xét lại thiết kế của vắc xin.

Đăng ngày: 14/12/2023
Tìm thấy lý do khiến vắc xin AstraZeneca gây cục máu đông

Tìm thấy lý do khiến vắc xin AstraZeneca gây cục máu đông

Các nhà khoa học đã có lời giải thích mới về lý do tại sao vắc xin ngừa COVID-19 chứa adenovirus - như của AstraZeneca và Johnson & Johnson - có nguy cơ gây cục máu đông nghiêm trọng.

Đăng ngày: 12/12/2023
Sau điều trị Covid-19, em bé mắt nâu biến thành mắt xanh

Sau điều trị Covid-19, em bé mắt nâu biến thành mắt xanh

Một trường hợp hy hữu, bé sơ sinh 6 tháng tuổi mắt nâu mắc Covid-19 đã đổi màu mắt sang xanh sau khi dùng thuốc kháng virus.

Đăng ngày: 11/09/2023
Virus SARS-CoV-2 lây từ hươu sang người: Nguy cơ đại dịch trở lại?

Virus SARS-CoV-2 lây từ hươu sang người: Nguy cơ đại dịch trở lại?

Nghiên cứu cho thấy những động vật này có thể trở thành một nguồn chứa lâu dài, nếu virus tiếp tục lây lan trong loài hươu như đối với con người.

Đăng ngày: 14/07/2023
WHO tuyên bố Covid-19 không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu

WHO tuyên bố Covid-19 không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu

Tối 5/5, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus chính thức tuyên bố đại dịch Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu.

Đăng ngày: 06/05/2023
Việt Nam có thuốc y học cổ truyền đầu tiên điều trị Covid-19

Việt Nam có thuốc y học cổ truyền đầu tiên điều trị Covid-19

Nhóm nhà khoa học Việt nghiên cứu viên nang cứng TD0069 bào chế từ thảo dược, được coi là thuốc y học cổ truyền đầu tiên được cơ quan y tế chỉ định điều trị Covid-19.

Đăng ngày: 27/04/2023
Ghi nhận ca tử vong đầu tiên do biến thể phụ “Arcturus” của SARS-CoV-2 tại Thái Lan

Ghi nhận ca tử vong đầu tiên do biến thể phụ “Arcturus” của SARS-CoV-2 tại Thái Lan

Ca tử vong đầu tiên do nhiễm biến thể phụ mới của Omicron, XBB.1.16 hay còn gọi là Arcturus, đã được ghi nhận tại Thái Lan vào ngày 20/4.

Đăng ngày: 24/04/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News