Bồn chứa nhiên liệu của một quả tên lửa bị thổi tung trông như thế nào?

NASA đang trở nên khá giỏi trong việc làm nổ tung hệ thống tên lửa thế hệ tiếp theo của mình.

Điều đó là tất nhiên, bởi họ làm điều này vì mục đích khoa học và nó đã diễn ra không chỉ một lần.

Vào thứ Tư 24/6 vừa qua, nhóm kỹ sư của NASA đã hoàn thành các thử nghiệm của họ trên bình oxy lỏng của Hệ thống phóng không gian (Space Launch System - SLS), tên lửa thế hệ tiếp theo được thiết kế để đưa các phi hành gia lên mặt trăng vào năm 2024, mang tên Artemis.


Sau khi chịu áp lực lên tới hàng triệu pound đè xuống theo chiều dài của chiếc bồn, cuối cùng nó đã nổ tung khi tới điểm giới hạn.

Chiếc bồn nhiên liệu trong thử nghiệm cao 21 mét, được bọc trong một vòng thép và đặt tại Trung tâm bay không gian Marshall ở tiểu bang Alabama, Mỹ. Sau khi chịu áp lực lên tới hàng triệu pound đè xuống theo chiều dài của chiếc bồn, cuối cùng nó đã nổ tung khi tới điểm giới hạn. Đây chính là điều các kỹ sư mong đợi.

Phần bồn chứa thử nghiệm đã bị phá hủy có kết cấu giống hệt với thứ sẽ được tạo thành trong giai đoạn cốt lõi của SLS. Trước đó vào tháng 12/2019, đội ngũ kỹ sư này cũng tiến hành một công việc tương tự.

Tại sao NASA lại cứ phải làm đi làm lại công việc tốn kém tiền của và công sức này?

Bởi nó hoàn toàn phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học. Vụ thổi tung bồn chứa mới nhất là một thành tựu quan trọng, bởi vì nó đánh dấu sự kết thúc của một chiến dịch kéo dài ba năm trong việc thử nghiệm bình chứa nhiên liệu của tên lửa. Các dữ liệu thu được sẽ đảm bảo cho phiên bản thực tế của nó, khi được đưa vào hoạt động, có thể đứng vững trước cường độ và áp lực của vụ phóng, khi nó được đưa ra khỏi Trái đất.

"Năm nay là một năm mang tính bước ngoặt đối với thử nghiệm giai đoạn cốt lõi, cho các nhiệm vụ của Artemis", Julie Bassler, người quản lý dự án SLS, cho biết. "Chúng tôi đã hoàn thành thành công các thử nghiệm cấu trúc chính ở giai đoạn cốt lõi tại Trung tâm bay không gian Marshall".

Để giúp hoàn thiện thiết kế của tên lửa cho dự án, gần 200 thử nghiệm riêng biệt đã được thực hiện. Và sau khi hoàn thành thử nghiệm cấu trúc, NASA có thể điều chỉnh lại các thiết kế, tối ưu hóa tên lửa cho chuyến bay và bắt đầu nhắm đến nhiệm vụ Artemis I - thử nghiệm tích hợp đầu tiên của SLS, khi đưa tàu vũ trụ Orion và tất cả các hệ thống tới để phóng tại Trung tâm vũ trụ Kennedy ở bang Florida. Nhiệm vụ này đã bị trì hoãn vào đầu năm nay và dự kiến ​​sẽ được thực hiện vào khoảng giữa đến cuối năm 2021.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này  cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Đăng ngày: 20/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tổng quan về sao Hỏa

Tổng quan về sao Hỏa

Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News