Bốn loại thịt này ăn một miếng cũng độc khủng khiếp, người bán chưa chắc dám ăn

Thịt là thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm của một gia đình. Tuy nhiên khi mua, người tiêu dùng cần lưu ý 4 loại thịt dưới đây, nhất định phải tránh ăn.

Thịt là loại thực phẩm không chỉ chế biến được thành những loại thức ăn ngon, mà còn là nguồn cung cấp protein chính cho cơ thể. Tuy nhiên, để hấp thụ được chất dinh dưỡng từ thịt, trước tiên bạn phải ăn thịt đảm bảo an toàn.

Bốn loại thịt dưới đây, được ghi vào “danh sách đen”, cảnh báo mọi người nên cẩn thận khi ăn.

1. Thịt cá sắp chết được phù phép thành cá tươi bằng dầu diesel

Để giúp cá sắp chết thành cá tươi, một số người bán hàng có dã tâm đổ thêm dầu diesel vào thùng nước đựng cá. Bằng cách này, sẽ có ít không khí trong nước, những con cá sẽ khó thở và bơi mạnh hơn, điều này mang lại cảm giác cho người mua rằng nó tràn đầy năng lượng.

Tuy nhiên, dầu diesel có thể gây kích ứng dạ dày và ruột, gây ra các triệu chứng như tức ngực và nôn mửa, cũng như ảnh hưởng đến chức năng bình thường của đường tiêu hóa.  

Bốn loại thịt này ăn một miếng cũng độc khủng khiếp, người bán chưa chắc dám ăn
Khi chọn cá nếu ngửi thấy mùi dầu bạn không nên mua. (Ảnh minh hoạ).

  • Cách nhận biết cá có chứa dầu diesel: Khi mua cá, bạn có thể ngửi, sẽ phát hiện có mùi dầu diesel thoang thoảng.
  • Lời khuyên khi ăn cá tốt cho sức khỏe: Không ăn hoặc ăn ít đầu, da và nội tạng cá, bởi những phần này thường tích tụ các kim loại nặng.

2. Chân gà và cánh gà đông lạnh quá lâu

Có rất nhiều chân, cánh gà đông lạnh được bày bán hoặc thậm chí nhiều người có thói quen cấp đông nhiều thịt gà trong tủ để ăn dần. Những thực phẩm này không phải là không ăn được. Thịt gà đông lạnh thường đến từ nhiều trang trại khác nhau, được xẻ thịt và cấp đông trước khi đưa ra thị trường. Tuy mùi vị hơi kém so với thịt gà tươi nhưng nhìn chung vẫn đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng. Chỉ cần trong đúng thời hạn sử dụng, là có thể yên tâm ăn.  

Bốn loại thịt này ăn một miếng cũng độc khủng khiếp, người bán chưa chắc dám ănBốn loại thịt này ăn một miếng cũng độc khủng khiếp, người bán chưa chắc dám ăn
Thịt quá lâu, phần mỡ của thịt dễ bị ôi thiu, protein bị phân hủy có thể sản sinh ra một số chất độc hại. 

Tuy nhiên loại chân, cánh gà đã để đông lạnh quá lâu, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn nên biết rằng nếu để thịt quá lâu, phần mỡ của thịt dễ bị ôi thiu, protein bị phân hủy có thể sản sinh ra một số chất độc hại. Trước đây, một số phương tiện truyền thông đã tiết lộ loại “thịt thây ma”. Vậy làm thế nào để tránh ăn “thịt gà thây ma”?

  • Bước 1: Nhìn vào bề ngoài. Nếu thịt bị mốc, đen và có mùi hôi thì không được mua.
  • Bước 2: Xem giá. Những loại thịt này thường được bán với giá thấp, thấp hơn nhiều so với giá thị trường.
  • Bước 3: Xem quá trình rã đông. Nếu thịt đã bị ôi thiu, biến chất thì khi đông lạnh rất khó phân biệt, nhưng khi đã rã đông thì hình dạng ban đầu sẽ lộ ra, màu sắc xỉn và bốc ra mùi đặc biệt. Tốt nhất bạn nên mua thịt tươi ở chợ hoặc siêu thị.

3. Thịt cổ heo với những miếng thịt đỏ sẫm

Bốn loại thịt này ăn một miếng cũng độc khủng khiếp, người bán chưa chắc dám ăn
Cổ lợn cũng chứa một số lượng lớn tuyến giáp, nơi tiết ra hormone thyroxine.

Như chúng ta biết, hạch bạch huyết là cơ quan miễn dịch của động vật và nằm rải rác ở nhiều nơi trên cơ thể. Tuy nhiên, hạch bạch huyết tập trung phổ biến nhất ở vùng cổ, đặc biệt là sau khi bị tổn thương, hạch sẽ được hình thành. Hạch bạch huyết chứa một số lượng lớn các tế bào thực bào, là những tế bào bảo vệ cơ thể bằng cách ăn các hạt có hại, vi khuẩn, tế bào chết. Vì thế hạch lớn chứa rất nhiều vi khuẩn, virus, mầm bệnh có thể truyền trực tiếp bệnh vào cơ thể. 

Ngoài ra, cổ lợn cũng chứa một số lượng lớn tuyến giáp, nơi tiết ra hormone thyroxine. Khi hấp thu quá nhiều hormone thyroxine sẽ gây ảnh hưởng tới nội tiết con người và tới việc chuyển hóa trong cơ thể, gây nên các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa. Ngoài ra thyroxine rất ổn định và rất khó phá hủy ngay cả khi nấu ở nhiệt độ cao. Do đó, tốt nhất không nên mua thịt cổ heo.

4. Thịt tôm khô tẩm hóa chất

Theo các chuyên gia, chất carmine là loại phẩm màu đỏ hay được một số gian thương dùng để nhuộm màu cho tôm khô. Chất carmine sẽ làm cho tôm có màu đỏ thắm, hấp dẫn. Tuy nhiên, chất này có thể gây hại cho con người nếu không sử dụng đúng liều lượng cho phép.

Bốn loại thịt này ăn một miếng cũng độc khủng khiếp, người bán chưa chắc dám ăn
Chất carmine làm tôm có màu đỏ có thể gây hại cho con người nếu không sử dụng đúng liều lượng cho phép.

Cách phân biệt tôm nhuộm hóa chất:

  • Ngâm nước: Nếu là loại tôm tẩm hóa chất, chỉ cần ngâm nước lạnh hoặc nước nóng một lúc sẽ phai màu ra bát nước, còn tôm khô tự nhiên, con tôm chỉ nở ra và bát nước vẫn trong.
  • Ăn thử: Tôm phải được phơi thật khô, con tôm cứng chứ không mềm, ăn thử thì rất ngon và ngọt, có vị thơm đặc trưng. Nếu là tôm nhuộm màu hay tẩm hóa chất thì vị ngọt và mùi thơm tự nhiên của tôm sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều mùi hóa chất.

Bốn thủ thuật khi ăn thịt để bảo vệ sức khỏe

  • 1. Ăn ít nội tạng động vật: Mặc dù giá trị dinh dưỡng của nội tạng động vật không thấp nhưng tốt nhất là nên ăn ít, vì chất độc có xu hướng tích tụ và tồn đọng trong nội tạng động vật.
  • 2. Tránh xa các loại thịt đã được tẩm ướp gia vị sẵn: Thịt bò tiêu đen, thăn bò xào chua ngọt... trông rất hấp dẫn. Nhưng như ai cũng biết, dưới lớp nước sốt đậm đà, đó có thể là thịt đã hết hạn sử dụng.
  • 3. Nguyên tắc về lượng thích hợp: Cách cơ bản để ăn thịt lành mạnh là lượng tiêu thụ phù hợp, 100 gam mỗi ngày là đủ.
  • 4. Hạn sử dụng của thịt đông lạnh: Nhiệt độ thấp chỉ có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn chứ không thể tiêu diệt vi khuẩn. Vi khuẩn và nấm mốc ở nhiệt độ thấp vẫn sẽ phát triển và sinh sản. Thịt sau khi mua về, thời gian tiêu thụ tốt nhất là trong vòng 1 tháng, bảo quản đông lạnh tốt nhất không quá nửa năm.

Đặc vụ FBI hướng dẫn "đọc vị" người nói dối

Giống lan cực hiếm, được bảo vệ thông tin "tuyệt mật"

Bằng chứng bất ngờ về 3 Mặt trăng khổng lồ có thể đầy sự sống

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những căn bệnh di truyền ở con người đáng sợ và kinh khủng nhất từng được khoa học biết đến

Những căn bệnh di truyền ở con người đáng sợ và kinh khủng nhất từng được khoa học biết đến

Di truyền chuyển những đặc trưng sinh học từ một sinh vật thé hệ trước đến thế hệ sau và nó đồng nghĩa với di chuyển gene, gene thừa nhận mang thông tin sinh học.

Đăng ngày: 19/09/2020
Uống nước ngay khi vừa ăn xong hay đợi 30 phút sau: Nhiều người đang có thói quen sai lầm

Uống nước ngay khi vừa ăn xong hay đợi 30 phút sau: Nhiều người đang có thói quen sai lầm

Uống nước ngay sau khi ăn là thói quen vô cùng phổ biến. Thế nhưng, thói quen tưởng đơn giản này có thực sự tốt không hay lại gây ra những nguy cơ cho sức khỏe?

Đăng ngày: 19/09/2020
Nọc độc của rắn cạp nia nguy hiểm thế nào?

Nọc độc của rắn cạp nia nguy hiểm thế nào?

Nọc độc của rắn cạp nia tác động lên hệ thần kinh, làm tê liệt tứ chi, khiến nạn nhân rơi vào tình trạng suy hô hấp.

Đăng ngày: 19/09/2020
Michigan gồng mình chống bệnh hiếm giữa dịch Covid-19

Michigan gồng mình chống bệnh hiếm giữa dịch Covid-19

Sau nhiều tháng nỗ lực ngăn chặn đại dịch Covid-19, quan chức ở Michigan, Mỹ phải căng mình chống lại căn bệnh khác có khả năng gây tử vong cao hơn: viêm não ngựa miền Đông (EEE).

Đăng ngày: 19/09/2020
25 năm tiến bộ về vaccine đã bị đại dịch xóa sạch chỉ trong 25 tuần

25 năm tiến bộ về vaccine đã bị đại dịch xóa sạch chỉ trong 25 tuần

Trong nhiều thập kỷ, mọi người trên khắp thế giới ngày càng trở nên giàu có và khỏe mạnh hơn. Số người sống với mức ít hơn 1,9 USD/ngày đã giảm dần qua từng năm, cho đến năm nay.

Đăng ngày: 17/09/2020
5 loại rau chứa cả

5 loại rau chứa cả "tổ" ký sinh trùng bạn cần biết

Ăn rau thường xuyên rất tốt cho việc bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên, 5 loại rau này vốn là "tổ ấm" của nhiều ký sinh trùng.

Đăng ngày: 17/09/2020
Khoa học tìm ra cách uống bia rượu không bị nôn nao, chóng mặt, đau đầu

Khoa học tìm ra cách uống bia rượu không bị nôn nao, chóng mặt, đau đầu

Cách nhà nghiên cứu đã kết luận rằng việc bổ sung hợp chất chứa L-cysteine có thể giảm đáng kể các triệu chứng xuất hiện sau khi uống rượu, bia.

Đăng ngày: 16/09/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News