Bữa tối kỳ lạ với món hầm từ thịt xác ướp bò rừng 50.000 năm tuổi
Năm 1984, các nhà khoa học thưởng thức bữa tối kỳ lạ với món hầm làm từ thịt của bò rừng thảo nguyên đóng băng hàng chục nghìn năm trước.
Năm 1979, các thợ đào vàng phát hiện xác ướp bò rừng thảo nguyên (Bison priscus) được bảo quản đặc biệt tốt ở vùng lãnh nguyên Alaska và giao lại cho các nhà khoa học. Khi đó, mẫu vật quý hiếm được đặt tên Blue Babe và là ví dụ duy nhất về bò rừng bison từ thế Pleistocene (Canh Tân) khai quật từ tầng đất đóng băng vĩnh cửu. Các dấu răng và móng cho thấy nhiều khả năng Blue Babe bị tổ tiên của sư tử, sư tử Bắc Mỹ (Panthera leoatrox), giết chết.
Bò rừng Blue Babe được trưng bày tại Bảo tàng phía Bắc của Đại học Alaska. (Ảnh: Patricia Fisher)
Các phân tích collagen ban đầu cho thấy Blue Babe sống cách đây khoảng 36.000 năm, nhưng những nghiên cứu hiện đại hơn thay đổi con số này thành 50.000 năm. Quá trình chuyển đổi nhanh chóng thành một khối băng sau khi chết giúp mô cơ được bảo tồn đặc biệt tốt, có thể so sánh với mô cơ của thịt bò khô, cộng thêm chất béo và tủy xương.
Các nhà nghiên cứu khi đó quyết định thử dùng một phần mẫu vật đặc biệt này - thịt cổ - để chế biến thành món bò hầm. Điều này không phải chưa từng có tiền lệ. Họ từng nghe nói các nhà khoa học Nga khai quật những con vật như bò rừng và voi ma mút đóng băng ở vùng Viễn Bắc được bảo tồn tốt đến mức có thể ăn thịt, biên tập viên Rachael Funnel viết trên IFL Science hôm 14/10.
"Để chúc mừng và kỷ niệm công việc của Eirik Granqvist (nhà bảo tồn và nhồi xác động vật) với Blue Babe, chúng tôi đã có một bữa tối với bò rừng hầm cho ông ấy và cho Bjorn Kurten, người đã thực hiện một bài thuyết trình. Một phần nhỏ ở cổ xác ướp bò rừng được thái ra và ninh trong nồi với rau và nguyên liệu khác", Dale Guthrie, người đóng vai trò quan trọng trong quá trình khai quật Blue Babe, viết về sự kiện.
Bữa tối khác thường diễn ra tại ngôi nhà của Guthrie ở Alaska. "Chúng tôi đã ăn Blue Babe vào bữa tối. Thịt được làm kỹ nhưng vẫn còn hơi dai, nó mang lại cho món hầm mùi thơm đậm đà của thế Pleistocen. Chắc hẳn không ai ở đó dám bỏ lỡ", Guthrie cho biết.
"Làm bít tết cổ có vẻ không phải là ý hay. Nhưng bạn biết đấy, chúng tôi có thể cho thật nhiều rau và gia vị vào, và nó sẽ không quá tệ", ông giải thích về lý do họ chọn món hầm.
"Khi rã đông, nó tỏa ra mùi thịt bò không thể nhầm lẫn, hòa trộn một chút với mùi nhẹ của đất xung quanh, với một chút mùi vị của nấm. Khoảng hơn 10 người chúng tôi đã tụ tập vào ngày 6/4/1984, để thưởng thức món hầm từ thịt bò rừng", Guthrie chia sẻ. Ông cũng cho biết, hương vị của món hầm rất ngon và không ai phải chịu bất kỳ tác động xấu nào từ bữa ăn.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Kỹ thuật mới giúp giải phóng "hoàng tử băng" 1.300 năm tuổi
Các chuyên gia sử dụng một kỹ thuật mới để rã đông hài cốt 1.300 năm của đứa trẻ được mệnh danh là "hoàng tử băng" sau khi đông lạnh bộ xương bằng nitơ để bảo tồn.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p
