Bức ảnh đầu tiên chụp mẫu vật tiểu hành tinh 4,6 tỷ năm

Các nhà khoa học hy vọng những hạt bụi sẫm màu từ tiểu hành tinh cổ đại Ryugu sẽ giúp họ mở rộng hiểu biết về quá trình hình thành Hệ Mặt trời.

Nhiệm vụ mang mẫu bụi tiểu hành tinh về Trái đất của tàu vũ trụ Nhật Bản đã thành công. Cơ quan Khám phá Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) hôm 14/12 xác nhận khoang hồi quyển của tàu vũ trụ Hayabusa2 đáp xuống sa mạc Australia vào tuần trước, chứa những hạt bụi màu đen từ tiểu hành tinh Ryugu. Theo Yuichi Tsuda, quản lý dự án tại JAXA, việc xác nhận mẫu vật là một cột mốc quan trọng đối với cơ quan này.


Các hạt bụi đen ở hộp chứa mẫu vật. (Ảnh: JAXA).

JAXA cho biết các kỹ sư quan sát vật chất dạng cát ở cửa khoang chứa, nhưng chưa xem xét bên trong. Đây là lần thứ hai họ lấy mẫu vật từ tiểu hành tinh. Mẫu vật từ Ryugu có thể cung cấp cho giới nghiên cứu những thông tin quan trọng về quá trình tiến hóa thuở sơ khai của các hành tinh, giúp lý giải nguồn gốc của nước trên Trái đất, theo Ed Kruzins, giám đốc Tổ hợp liên lạc không gian sâu Canberra tại Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp khối Thịnh vượng chung.

Vào sáng sớm ngày 6/12, một quả cầu lửa lao vọt qua bầu trời ở miền nam và đáp xuống sa mạc ở Nam Australia. Những bức ảnh mà Hayabusa2 chụp trong lúc hạ cánh xuống tiểu hành tinh khiến các nhà nghiên cứu tin chắc con tàu đã thu được mẫu vật Ryugu, Satoru Nakazawa, phó quản lý nhiệm vụ, chia sẻ. Nhưng nhóm nghiên cứu không thể biết chắc cho tới khi họ tháo dỡ khoang tàu và trông thấy lớp bụi đen. Khoảng 57 giờ sau khi tìm thấy vị trí khoang tàu, nhóm nghiên cứu vận chuyển mẫu vật về Nhật Bản. Quá trình vận chuyển nhanh chóng đảm bảo mẫu vật lấy từ Ryugu rất thuần khiết, không bị ô nhiễm bởi khí quyển Trái đất và không rò rỉ, theo Yuichi Tsuda, quản lý dự án tại JAXA.

Sau khi gỡ toàn bộ niêm phong, các nhà khoa học JAXA sẽ đo khối lượng vật chất, nghiên cứu thành phần cấu tạo và cấu trúc của nó. Họ hy vọng thu thập được ít nhất 0,1 g vật chất, theo Yoshikawa Makoto, quản lý nhiệm vụ Hayabusa2 ở JAXA. Khoảng 10% vật chất sẽ được gửi cho NASA trong tháng 12/2021 để đổi mẫu vật lấy từ tiểu hành tinh Bennu mà tàu vũ trụ OSIRIS-Rex thu thập hồi tháng 10/2020 và dự kiến trở về Trái đất cuối năm 2023. 15% mẫu vật sẽ được chia sẻ với các nhà nghiên cứu quốc tế và 40% được lưu trữ cho những nghiên cứu tương lai.

Hayabusa2 thu thập mẫu vật trong hơn 1,5 năm trên Ryugu, tiểu hành tinh nhỏ hình cầu chứa đầy những khối sỏi khổng lồ. Ryugu là tiểu hành tinh loại C giàu carbon, chứa nhiều khoáng chất hữu cơ được bảo quản từ 4,6 tỷ năm trước. Mẫu vật sẽ giúp giới nghiên cứu lý giải nước xuất hiện trên Trái đất như thế nào. Hiện nay, Hayabusa2 đang thực hiện hành trình 11 năm tới điểm đến tiếp theo, một tiểu hành tinh xoay nhanh mang tên 1998 KY26.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này  cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Đăng ngày: 20/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tổng quan về sao Hỏa

Tổng quan về sao Hỏa

Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News