Chu kỳ bí ẩn liên quan đến các cuộc Đại tuyệt chủng

Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học nghĩ rằng sự tuyệt chủng hàng loạt có thể hoạt động theo chu kỳ khoảng 27 triệu năm một lần nhưng bị lãng quên.

Mới đây, ý tưởng này một lần nữa được chứng minh là có cơ sở.

Ngay sau khi giả thuyết về một tiểu hành tinh gây ra sự tuyệt chủng của các loài khủng long được đưa ra, giới nghiên cứu bắt đầu tự hỏi liệu nó có phải chỉ xảy ra một lần hay không.

Chu kỳ bí ẩn liên quan đến các cuộc Đại tuyệt chủng
Sự tuyệt chủng hàng loạt có thể hoạt động theo chu kỳ khoảng 27 triệu năm một lần.

Sự kiện cuối kỷ Phấn trắng chỉ là sự kiện gần đây nhất trong số năm (hoặc có thể là sáu) thảm họa tuyệt chủng diễn ra.

Các nhà khoa học đã đưa ra ý tưởng về một hành tinh xa xôi, có biệt danh là Nemesis hoặc Shiva, cứ sau 30 triệu năm quỹ đạo của hành tinh này khiến nó làm xáo trộn đường đi của nhiều sao chổi trong đám mây Oort, khiến nhiều sao chổi trong số chúng lao vào bên trong Hệ Mặt trời khiến tỷ lệ một trong số đó đâm vào Trái đất tăng vọt.

Những tuyên bố trước đây về sự tuyệt chủng hàng loạt theo chu kỳ chủ yếu dựa vào sự biến mất quy mô lớn của sinh vật đại dương, nơi hồ sơ hóa thạch có nhiều thông tin hơn trên đất liền.

Để làm rõ hơn, giáo sư Michael Rampino của Đại học New York là người đã tìm kiếm các ấn phẩm khoa học để tìm các báo cáo về sự tuyệt chủng trên cạn. Trong môn Sinh học lịch sử, ông xác định mười sự kiện trong 300 triệu năm qua, tất cả đều khớp với chu kỳ 27,5 triệu năm. Tám trong số này phù hợp với các vụ tuyệt chủng ở biển đã được ghi nhận trước đây.

Trong số mười lần tuyệt chủng hàng loạt của Rampino đưa ra, ba vụ có niên đại trùng khớp với hố va chạm lớn nhất trong 300 triệu năm qua, phù hợp với lý thuyết nhiễu loạn của sao chổi. Mặt khác, tám lần trùng hợp với các vụ phun trào núi lửa có thể đã tàn phá bầu khí quyển và nhiệt độ của Trái đất.

Thách thức lớn nhất là tìm lời giải thích cơ chế nào có thể khiến những vụ phun trào này diễn ra thường xuyên như vậy, chứ chưa nói đến tác động từ không gian.

Rampino và các đồng tác giả cho rằng Hệ Mặt trời đi qua mặt phẳng giữa của thiên hà khoảng 26-30 triệu năm một lần. Họ suy đoán điều này có thể chính là nguyên nhân làm gia tăng các cuộc tiếp xúc với vật chất tối, làm nhiễu loạn quỹ đạo của sao chổi và có thể có một số ảnh hưởng đến các quá trình bên trong Trái đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện loạt cổ vật 3.500 năm tuổi trong mộ tập thể

Phát hiện loạt cổ vật 3.500 năm tuổi trong mộ tập thể

Cổ vật trong khu mộ ở Cyprus rất đa dạng về xuất xứ, gồm chiếc bình độc đáo từ Hy Lạp, con dấu Babylon và bùa bọ hung Ai Cập.

Đăng ngày: 15/12/2020
Tranh khảm đá 1.500 năm tuổi trong biệt thự La Mã

Tranh khảm đá 1.500 năm tuổi trong biệt thự La Mã

Bức tranh khảm đá tinh xảo hé lộ thông tin về cuộc sống của chủ nhân biệt thự Chedworth vào thế kỷ 5, thời kỳ " tăm tối".

Đăng ngày: 14/12/2020
Tìm thấy hóa thạch 150 triệu năm của loài

Tìm thấy hóa thạch 150 triệu năm của loài "rồng biển" mới

Các nhà nghiên cứu nhận dạng hóa thạch bò sát biển nhỏ bí ẩn có niên đại 150 triệu năm là một loài mới có thể lặn rất sâu.

Đăng ngày: 14/12/2020
Rùng rợn 119 đầu lâu xếp thành

Rùng rợn 119 đầu lâu xếp thành "tháp người" lộ ra giữa thành phố

Các nhà khảo cổ Mexico đã tìm được mặt tiền và mặt phía Đông của một tháp người - kiến trúc đáng sợ của đế chế Aztec, xây bằng đầu lâu những chiến binh và nạn nhân hiến tế.

Đăng ngày: 14/12/2020

"Tàu ma" mang theo 800 người hiện ra nguyên vẹn sau 450 năm

Các nhà khoa học mô tả việc tìm thấy tàu ma như là… bước vào cỗ máy thời gian, bởi nó như mới bị đánh đắm hôm qua!

Đăng ngày: 13/12/2020
Tìm thấy ngôi mộ chứa đầy trang sức vàng của công chúa Silla

Tìm thấy ngôi mộ chứa đầy trang sức vàng của công chúa Silla

Ngôi mộ thế kỷ 5 thu hút sự chú ý của các nhà khảo cổ bởi số lượng lớn đồ tạo tác chôn cùng hé lộ địa vị cao quý của người chết.

Đăng ngày: 13/12/2020
Phát hiện hệ sinh thái như

Phát hiện hệ sinh thái như "thiên đường bất tử" trên Cao nguyên Tây Tạng

Các nhà khảo cổ học vừa tuyên bố vừa phát hiện ra những hóa thạch đặc biệt cho thấy Cao nguyên Tây Tạng từng tồn tại một hệ sinh thái giống như " thiên đường bất tử" ẩm ướt, ấm áp và đa dạng sinh học.

Đăng ngày: 12/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News